Thứ năm, 25/04/2024 19:58 (GMT+7)

Đại dịch Covid-19 bước lùi trong cuộc chiến chống rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ hai, 22/06/2020 12:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vì sự sống còn trước dịch bệnh, đại dịch Covid-19 đã khiến cuộc chiến chống rác thải nhựa đang bị chậm lại, thậm chí thụt lùi.

Kinh tế khó khăn do dịch Covid-19 đã dẫn tới việc đóng cửa nhiều nhà máy tái chế trên khắp thế giới do nhu cầu vật liệu tái chế giảm, TS. S Steve Wong, Giám đốc điều hành Công ty Tái chế Fukutomi và Chủ tịch Hiệp hội Nhựa phế liệu nói với Tạp chí Eco-Business.

Theo The Plastics Exchange, một điểm sáng của ngành công nghiệp nhựa là nhu cầu đóng gói thực phẩm; các Chính phủ đã nới lỏng việc hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần, được cho là an toàn hơn với người tiêu dùng do các nhà bán lẻ bắt đầu không chấp nhận hộp đựng tự mang theo của khách hàng để giảm rủi ro lây lan vi-rút.

Nhưng đây lại là tin không vui cho đại dương; 8 triệu tấn rác thải nhựa xâm nhập vào các đại dương hàng năm và việc sử dụng nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần từ rác thải nhựa y tế, đồ ăn nhanh có thể kéo theo vấn đề ô nhiễm biển.

Đại dịch Covid-19 đã làm giãn đoạn kế hoạch giảm thiểu rác thải nhựa tại các quốc gia trên thế giới. Ảnh minh họa: Internet.

Đại dịch Covid-19 đã đe dọa toàn bộ ngành tái chế châu Á. Hầu hết quốc gia ban hành lệnh phong tỏa xã hội khiến nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ lao đao, trong đó có các công ty hoạt động trong lĩnh vực thu gom và phân loại rác thải cung cấp cho các nhà tái chế.

Giá dầu lao dốc khiến hàng loạt nhựa nguyên chất rẻ tiền tràn ngập thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh của vật liệu tái chế. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng góp phần khiến các nhà sản xuất và người tiêu dùng nhạy cảm hơn về giá cả và không chú ý nhiều đến nhựa tái chế.

Một hậu quả không lường trước khác là dịch Covid-19 đã chuyển hướng sự chú ý của mọi người khỏi vấn đề rác thải nhựa và ô nhiễm, bao gồm cả chiến dịch toàn cầu chống lãng phí.

Theo số liệu của Liên minh châu Âu (EU), Bồ Đào Nha, nơi tái chế khoảng 28% lượng rác thải đô thị, dưới mức trung bình 46% của châu Âu.

Nước này đã bắt đầu cải thiện “thông tin xanh” trong nước. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa vào giữa tháng 3 để ngăn chặn dịch Covid-19 đã khiến hoạt động tái chế phải tạm dừng, trong khi tăng cường sử dụng các vật liệu như nhựa.

Bộ Môi trường Bồ Đào Nha thừa nhận việc giảm thu gom rác thải nhựa có thể tái chế tại nước này nhưng không đưa ra số liệu cụ thể.

Kỹ sư môi trường Diogo Oliveira cho biết tác động đối với rác thải là không thể tránh khỏi. “Người dân lo lắng về sức khỏe của họ hơn là nơi mà rác thải tập kết”, ông Oliveira nói.

Ở Lisbon và các thành phố khác, việc thu gom giấy, nhựa và thủy tinh tận nhà đã bị ngưng trệ để giảm nguy cơ lây nhiễm cho công nhân xử lý chất thải trong trường hợp người nhiễm bệnh xả rác thải, như khẩu trang và găng tay.

Thu gom khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi trên một bãi biển ở Hong Kong. Ảnh: AFP/TTXVN

Những người ở Lisbon và những nơi khác muốn tiếp tục tái chế phải sử dụng các thùng tái chế được chỉ định và khi được thu gom, thùng rác được kiểm dịch trước khi phân loại.

Trong khi đó, lệnh phong tỏa đã là tác nhân khiến rác thải gia tăng.

Chẳng hạn, các nhà hàng Bồ Đào Nha chỉ được phép bán hàng mang đi và chủ yếu sử dụng các sản phẩm dùng một lần để giao đồ ăn.

Tại Thái Lan, theo số liệu ghi nhận vào tháng 4, có tới hơn 3.400 tấn nhựa bị thải ra mỗi ngày ở Bangkok, trong đó túi nylon, hộp đựng, chai và cốc nhựa chiếm hơn 80%. Điều đáng quan ngại là chỉ 25% số rác này được xử lý, còn lại thường đưa đến các bãi thải hoặc sông hồ, “trôi ra bể rác tự nhiên” là các đại dương. Trong khi đó, các dịch vụ giao đồ như Line Man, Grab food hay Food Panda lại đều có mức tăng trưởng gấp 3, 4 lần, tỷ lệ thuận với lượng rác nhựa được lưu hành.

Giới chức Thái Lan cho biết, những tiến bộ đã đạt được trong chiến dịch chống rác thải nhựa đang dần trở nên mất giá trị.

Ông Jatupon Burutpat, Thư ký thường trực, Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan cho rằng: Đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng không nhỏ, khiến chiến dịch giảm thiểu rác thải nhựa bị đình trệ. Người dân xả rác nhiều hơn, sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi nhiều hơn do phải giãn cách xã hội, dẫn đến lượng rác thải nhựa cũng tăng cao.

Tại Mỹ, nhiều bang, trong đó có New York, đã tạm hoãn luật cấm sử dụng túi nilông trong mùa dịch. Vậy là mọi người lại được tạo cơ hội trì hoãn cuộc chiến chống rác thải nhựa.

Xu hướng gia tăng rác thải nhựa cùng sự suy giảm của các chương trình chống rác thải nhựa khiến nhiều nhà hoạt động môi trường lo ngại hậu quả ô nhiễm môi trường sẽ vô cùng trầm trọng sau đại dịch COVID-19.

 Minh Tuệ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Đại dịch Covid-19 bước lùi trong cuộc chiến chống rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng