Thứ sáu, 26/04/2024 08:14 (GMT+7)

Để nước sạch về nông thôn

MTĐT -  Thứ hai, 27/06/2022 15:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kinhtedothi - Tính đến cuối tháng 6/2022, Hà Nội đã có 264/413 xã (hơn 82%) được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch…

Có thể nói, đây là một tín hiệu vui, bước đệm giúp Thủ đô sớm cán đích là 93 – 95% người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch, trong khi đó cách đây vài năm, tỷ lệ này mới chỉ đạt khoảng 37%.

Người dân xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn) đến tháng 4/2022 vẫn chưa có nước sạch từ nguồn cấp tập trung để sử dụng. Ảnh: Lâm Nguyễn.  
Người dân xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn) đến tháng 4/2022 vẫn chưa có nước sạch từ nguồn cấp tập trung để sử dụng. Ảnh: Lâm Nguyễn.

So với mục tiêu Quốc gia, đến năm 2025, cả nước sẽ có 95 – 100% người dân thành thị và 93 - 95% người dân nông thôn có nước sạch để dùng thì Hà Nội rõ ràng đã sớm về đích, đạt mục tiêu “phổ cập” nước sạch cho khu vực nội thành, đô thị vệ tinh với tỷ lệ 100%.

Và để đạt được những kết quả kể trên, trong suốt những năm qua, Hà Nội đã xác định các danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo định hướng điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô. Đồng thời, huy động và tập trung các nguồn lực cho phát triển hệ thống nước sạch trên địa bàn TP, đặc biệt là mở rộng cấp nước cho khu vực nông thôn.

Cụ thể, trong những năm qua, TP đã cho xây dựng hệ thống cấp nước Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngày - đêm; xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai công suất 200.000m3/ngày - đêm (lấy nguồn cấp từ nước mặt sông Đà; nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng nâng công suất Nhà máy nước mặt sông Đuống lên 450.000m3/ngày - đêm...

Nhờ đó, đến thời điểm này, tổng nguồn nước sạch tập trung cấp cho TP đã đạt khoảng 1.530.000m3/ngày - đêm, cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước của Nhân dân trong phạm vi cung cấp của hệ thống cấp nước.

Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện công tác đưa nước sạch về nông thôn tại một số khu vực đang gặp nhiều khó khăn như: Việc thi công đường ống gặp nhiều khó khăn; Lượng nước tiêu thụ chủ yếu là nước phục vụ sinh hoạt của người dân (mức sử dụng thường dưới 10m3/tháng) nên số tiền phải trả thường không đủ bù đắp tiền sản xuất cho các DN kinh doanh, cung cấp nước sạch; Thiếu các chính sách hỗ trợ việc đưa nước từ nhà máy đến các hộ dân vùng nông thôn… khiến tỷ lệ người dân khu vực này có cơ hội sử dụng nước sạch chưa đạt được như kỳ vọng.

Từ thực tế trên, Sở Xây dựng đã làm việc với UBND các huyện, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP rà soát tình hình cấp nước và đề xuất giải pháp thực hiện. Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành đúng tiến độ các dự án nguồn; các dự án phát triển mạng nhằm mở rộng cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn…

Như vậy có thể thấy, những “nút thắt”, “bờ bao”… ngăn cản việc đưa nước sạch về với khu vực nông thôn đã và đang được các đơn vị chức năng quan tâm khắc phục. Hy vọng, với những nỗ lực của TP, Hà Nội sẽ sớm cán đích mục tiêu của Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2021 – 2025 mà Quốc hội đã đề ra, đặc biệt là tiêu chí 93 – 95% người dân vùng nông thôn được sử dụng nước sạch.

Bạn đang đọc bài viết Để nước sạch về nông thôn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo kinhtedothi.vn

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.