Thứ sáu, 26/04/2024 07:23 (GMT+7)

Phớt lờ biển cấm, nhiều bãi đỗ xe vẫn vô tư “thả dù” giữa đường

Đức Vũ -  Thứ hai, 30/09/2019 14:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bất chấp biển cấm, tuyến phố Nguyễn Đình Hoàn (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều năm nay đã trở thành con phố chuyên biệt cho xe “thả dù” trái phép, khiến việc đi lại của người dân gặp không ít khó khăn.

Theo ghi nhận của Môi trường và Đô thị Việt Nam điên tử chiều ngày 26/9 vừa qua, dọc theo tuyến đường Nguyễn Đình Hoàn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) hàng loạt các phương tiện giao thông vẫn ngang nhiên án ngữ chiếm dụng lòng đường làm nơi dừng đỗ sai quy định. Điều đáng nói, tình trạng này đã diễn ra “suôn sẻ” trong nhiều năm nay, khiến cho việc đi lại của người dân trên tuyến phố gặp rất nhiều khó khăn.

Dọc theo tuyến đường, các phương tiện giao thông vô tư chiếm dụng lòng đường, dùng đỗ sai quy định.

Tình trạng này đã diễn ra “suôn sẻ” trong nhiều năm.

Không chịu kém cạnh, hàng loạt các cửa hàng, cửa tiệm trên tuyến phố cũng vô tư “cắm dùi” giành đất làm nơi buôn bán, kinh doanh, tập kết thành bãi đỗ xe cho khách. Chưa hết, nhiều hộ dân còn tận dụng phần vỉa hè công cộng làm nơi chứa chấp rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng, gây ô nhiễm môi trường và làm mất cảnh quan đô thị.

Nhiều cửa tiệm tận dụng vỉa hè làm nơi tập kết hàng hóa, phế thải, vật liệu xây dựng, gây mất an toàn giao thông

Ông Nguyễn Văn Biên (sinh năm 1955, phố Nguyễn Đình Hoàn, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Tình trạng đỗ xe bừa bãi đã diễn ra trong nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để. Ngày cũng như đêm, mỗi lần tôi muốn ra ngoài đi bộ tập thể dục cũng không được thoải mái vì không những lòng đường, mà ngay cả hè phố cũng bị lấn chiếm đỗ xe”.
Ông Biên lo lắng, việc xe đỗ chắn hết cả đường đi như vậy, nếu có trường hợp khẩn cấp cần có xe cứu thương, cứu hỏa hỗ trợ thì rất khó để quay đầu. Vào những giờ cao điểm, với mật độ phương tiện giao thông quá đông, cả tuyến đường rơi vào tình trạng ùn tắc cục bộ, khiến cho việc đi lại của người dân rất vất vả.

Vào giờ cao điểm, cả tuyến đường rơi vào tình trạng ùn tắc cục bộ.

“Diện tích tuyến đường Nguyễn Đình Hoàn rất nhỏ hẹp, chỉ vừa đủ cho hai xe ô tô tránh nhau. Thế nhưng, tại khu vực này thường xuyên xuất hiện các xe ô tô dừng đỗ sai quy định. Người dân trên tuyến phố đã nhiều lần kiến nghị, làm đơn, mong muốn các cơ quan nhanh chóng xử lý dứt điểm tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng” - Ông Đỗ Duy Tiến (sinh năm 1963, sinh sống trên phố Nguyễn Đình Hoàn) bức xúc.

Vỉa hè bị lấn chiếm làm nơi buôn bán, trông giữ phương tiện giao thông.

Trao đổi với PV, ông Lưu Minh Bàn - Tổ trưởng tổ dân phố số 21, phố Nguyễn Đình Hoàn, phường Nghĩa Đô cho biết: Mặc dù đầu tuyến đường (đoạn giao cắt với đường Hoàng Quốc Việt) đã dựng biển cấm, thế nhưng nhiều xe ô tô vẫn “nhờn luật”, đỗ xe ngay dưới lòng đường gây cản trở và mất an toàn giao thông.

Theo ông Bàn, vị trí cho phép đậu, đỗ xe theo quy định chỉ được kéo dài trong phạm vi 200m từ số nhà 4 đến số nhà 150 trên đường Nguyễn Đình Hoàn. Thế nhưng đến nay, tình trạng này đã nối dài ra cả tuyến phố, xe cộ xâm lấn lên cả vỉa hè. Rất mong các sở, ban ngành Giao thông vận tải Hà Nội nhanh chóng xử lý và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời để đường thông lề thoáng, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bạn đang đọc bài viết Phớt lờ biển cấm, nhiều bãi đỗ xe vẫn vô tư “thả dù” giữa đường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.