Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới
Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.
Thông suốt kết nối nội đô, mở toang mạng lưới liên vùng
Đặt mục tiêu đóng góp 30% GRDP TP HCM, tương đương 7% GDP cả nước, nhiều năm qua, TP Thủ Đức là khu vực được dồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông với hàng loạt tuyến nối thẳng về trung tâm. Điển hình phải kể tới đại lộ Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội, Đại lộ Phạm Văn Đồng, cầu Thủ Thiêm 1, 2, cầu Sài Gòn, hầm Thủ Thiêm… hay mới đây là tuyến xe bus điện VinBus khởi điểm từ Vinhomes Grand Park tới thẳng quận 1.
Không dừng lại ở các trục đường chính, từng điểm giao thông trên địa bàn, thành phố đều lên kế hoạch làm mới, mở rộng, nâng cấp. Theo thống kê, TP Thủ Đức có khoảng 200 công trình hạ tầng giao thông chưa bàn giao.
Giai đoạn 2024-2025, nơi đây tiếp tục là một đại công trường sôi động với loạt dự án khởi công nhằm tạo liên kết thông suốt trong nội đô, rút ngắn thời gian di chuyển đến các khu vực trong toàn TP HCM. Điển hình phải kể tới tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên chuẩn bị vận hành trong năm nay.
Trọng điểm kết nối nội đô phải kể tới tuyến Vành Đai 2 dài 70 km nối Thủ Đức với Bình Tân, quận 7, quận 8, quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh và một phần Dĩ An (Bình Dương), giúp rút ngắn hành trình từ Thủ Đức đi vòng quanh TP HCM chỉ còn khoảng 20-30 phút. Trong khi đó, dự án nút giao thông An Phú sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe và và cầu Thủ Thiêm 4 cho người dân khu vực Thủ Đức kết nối thông suốt với khu Nam Sài Gòn.
Trong 2023, UBND TP HCM đã đề xuất điều chỉnh đoạn kết nối tuyến D1 khu công nghệ cao và đường Nguyễn Xiển, dự kiến khởi công cuối 2024. Theo UBND TP Thủ Đức, dự án nhằm giảm tải cho phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, khu vực đang phát triển đông dân cư, trong đó có dự án Vinhomes Grand Park quy mô dân số 120.000 người khi lấp đầy.
Không chỉ gia tăng kết nối nội đô thông suốt, TP Thủ Đức tiếp tục hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng liên vùng. Trong đó phải kể tới tuyến Vành Đai 3 kết nối 4 tỉnh, thành trọng điểm phía Nam, gồm TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Đoạn đi qua TP Thủ Đức dài 14,3 km và đi xuyên tâm qua Vinhomes Grand Park. Hiện nay, đoạn đường qua đại đô thị này đang triển khai ngày đêm với hàng trăm lao động làm việc, dự kiến toàn tuyến thông xe vào giữa 2025.
Ở thời điểm hiện tại, Thủ Đức cũng đã và đang hoàn thành mạng lưới liên kết vùng. Trong đó, về hướng Đông Nam bộ có cao tốc Long Thành - Dầu Dây đã hoàn thiện, liên kết với Bà Rịa - Vũng Tàu qua cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hoàn thành năm 2025. Về hướng Tây Nam bộ có cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thi công. Về phía Nam Trung bộ có Long Thành - Dầu Giây, Dầu Giây - Phan Thiết…
Hạ tầng "thúc" sóng an cư và tăng giá bất động sản
Liên tục là trọng điểm triển khai và được bơm vốn mạnh, hạ tầng kết nối thay đổi từng ngày giúp khu Đông dẫn dắt làn sóng an cư, đồng thời liên tục dẫn dắt nguồn cung và lượng tiêu thụ nhà ở. Chỉ tính riêng đại đô thị Vinhomes Grand Park, sau 4 năm đi vào vận hành đã đón 60.000 cư dân về sinh sống, đạt kỷ lục về tốc độ lấp đầy tại TP HCM. Sắp tới khi các phân khu mới hoàn thiện, các mảnh ghép siêu tiện ích được bổ sung, lượng cư dân đổ về đại đô thị này sẽ đạt khoảng 120.000 người, bằng 50%-60% dân số của một số quận tại TP HCM như quận 1, 3, 5, huyện Nhà Bè…
Phân tích về tác động của hạ tầng tới xu hướng chuyển dịch nơi ở, giám đốc một sàn BĐS tại TP HCM nhận định, chỉ khoảng 1-2 năm nữa, Vành đai 2 hay Vành đai 3, Metro đều đã thành hình thì làn sóng dịch chuyển về khu Đông sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. Nếu lúc trước làm việc tại khu Nam, khu Tây ngại mua nhà ở khu Đông vì di chuyển xa thì giờ đây, hạ tầng kết nối đa dạng, thuận thiện giúp các đô thị đáng sống như Vinhomes Grand Park hút cư dân từ khắp nơi. Bởi hạ tầng liền mạch cho phép cư dân di chuyển vào nội đô vô cùng nhanh chóng, chỉ trong 15-30 phút.
Cũng theo vị này, các hạt nhân như tuyến metro, tuyến vành đai nội đô, vành đai kết nối vùng đều là đòn bẩy tăng giá BĐS. Không đâu xa lạ, Vành đai 4 tại Hà Nội vừa khởi công đã giúp giá đất huyện Hoài Đức vọt tăng 50%-60% so với đầu 2023. Vành đai 2 đã giúp giá đất quận Hai Bà Trưng tăng gấp đôi trong thời gian triển khai. Còn tại TP HCM, sự kiện khởi công Vành đai 3 cuối 2023 đã khiến hầu hết các phân khúc đều tăng giá.
Không chỉ gia tăng giá trị BĐS "cận lộ", sự hoàn thiện của các công trình hạ tầng ngàn tỉ trong 2 năm tới còn thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển giao thương, mang lại nguồn khách hàng ngày càng dồi dào và tiềm năng kinh doanh vượt trội tại khu Đông.
Các chuyên gia nhận định, những dự án có sức sống nhộn nhịp, sôi động sẵn có cùng hệ sinh thái sống toàn diện như Vinhomes Grand Park sẽ là "thỏi nam châm" có lực hút mạnh mẽ nhất trong khu vực. Đặc biệt là khi 2 đại tiện ích VinWonders và Vincom Mega Mall sẽ mở cửa trong lòng đại đô thị vào mùa hè này, giá trị BĐS và sức hấp dẫn sẽ ngày càng gia tăng, thu hút dân cư, doanh nhân, nhà đầu tư "ly tâm" về đây an cư và khởi nghiệp, kinh doanh.
Theo giới chuyên gia, càng tới thời gian hoàn thiện các trọng điểm kết nối, giá BĐS sẽ có bước nhảy vọt mới. Do đó, người dân cũng như giới đầu tư cần tận dụng thời điểm giá BĐS còn "mềm", mặt bằng lãi suất còn duy trì ở mức thấp, cùng những ưu đãi có giá trị thực từ chủ đầu tư để sở hữu nhà đất trước khi giá vọt tăng ở chu kỳ mới.