Thứ sáu, 26/04/2024 07:39 (GMT+7)

Gia Lai: Mất cầu, dân liều mình vượt suối

Chương Hoàng -  Thứ hai, 20/09/2021 15:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vì mưu sinh, nhiều người dân tại làng Hde, xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh đã liều mình vượt suối bằng chiếc bè tạm chông chênh.

Cầu hai lần bị lũ cuốn trôi

Làng Hde là một trong những làng thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã Đăk Tơ Ve với 50 hộ dân và gần 200 nhân khẩu sinh sống.

Theo người dân địa phương, nhà cửa của họ đều dựng bên này suối Đăk Roong, nhưng đất sản xuất thì lại ở bên kia suối. Vì thế, mỗi ngày, dân làng (trong có cả phụ nữ và trẻ em) phải vượt qua dòng nước chảy xiết bằng những chiếc bè tự chế cùng với sợi dây chông chênh để đến được nơi canh tác nhằm kiếm tiền trang trải cuộc sống.

tm-img-alt
Người dân liều mình vượt nước lớn bằng chiếc bè tạm chông chênh.

Trước đây, tỉnh có đầu tư xây dựng một cây cầu bê tông bắc qua suối Đăk Roong để giúp cho việc đi lại của người dân được thuận tiện hơn. Thế nhưng, sau những trận lũ mạnh, cây cầu này đã bị cuốn trôi khiến việc đi lại vốn đã khó khăn lại càng thêm nguy hiểm. Mùa nắng, người dân chọn chỗ nước cạn để lội qua, còn mùa mưa thì dùng thuyền vượt sông nước lớn.

Thấy việc đi lại khó khăn, dân làng đã quyên góp tiền mua sắt thép, xẻ gỗ lấy ván làm một cây cầu treo. Nhưng rồi chiếc cầu tạm này cũng chẳng thể trụ nổi dòng nước lớn, đặc biệt là khi mùa mưa đến. Đến nay, họ buộc phải dùng cách qua suối bằng những chiếc bè chắp vá cùng với sợi dây để giữ thăng bằng.

tm-img-alt
Phụ nữ và trẻ em thường xuyên di chuyển bằng bè khi trên người họ không có bất kỳ đồ bảo hộ nào.

Nguy hiểm luôn rình rập

Mỗi ngày, có hàng trăm lượt vượt suối, có người suýt mất mạng vì sợi dây cáp bị đứt hay trượt chân rơi xuống nước. Đáng lo ngại hơn, là việc nhiều người, trong đó có phụ nữ và trẻ em, đứng chung một chiếc bè mà không có bất kỳ đồ bảo hộ nào.

Chia sẻ với PV, ông Chư (người dân sống tại đây) cho biết: “Sau khi cây cầu bị cuốn trôi, vì không có kinh phí làm cầu nên dân làng đã góp tiền mua dây cáp, thùng nhựa, ván gỗ để làm một chiếc bè tạm di chuyển trên sông. Vào mùa mưa nặng hạt, lượng nước đổ về khá lớn khiến nhiều lần sợi dây bị đứt làm người ngã và đồ đạc cũng bị cuốn trôi. Những lần vợ con đi qua suối, tôi đều phải đi theo để đưa họ qua an toàn rồi mới dám quay lại làm việc”.

tm-img-alt
Người dân phải bám lấy dây để giữ thăng bằng khi di chuyển bằng bè.

“Đáng buồn hơn là cảnh người dân bị ngã xuống và bất lực nhìn đồ đạc, nông sản của mình trôi mất, trong khi cuộc sống của mọi người ở đây vẫn đang cực kỳ khó khăn, ông Chư chia sẻ thêm.

Năm 2019, cũng tại dòng suối này, ông Trần Công Quyền (SN 1985, trú tại phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum, Kon Tum) cùng người dân đi hái lá chuối bên kia suối. Trong lúc quay về, vì dòng nước lũ lớn nên chiếc thuyền bị lật, ông Quyền bị nước cuốn trôi.

tm-img-alt
Cuộc sống của các hộ dân tại làng Hde cực kỳ khó khăn và mỗi ngày họ đều phải đối mặt với nguy hiểm khi vượt suối để đến nương rẫy.

Được biết, UBND huyện Chư Păh đã có đánh giá và cơ quan chức năng cũng đang gặp khó trong vấn đề xây dựng cầu. Huyện cũng đã xây dựng phương án kêu gọi nhiều nguồn xã hội hóa nhưng đến nay vẫn thực hiện chưa được. Sắp tới, UBND huyện sẽ đề xuất lên tỉnh nhằm có hướng xử lý để đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt là trong mùa mưa lũ./.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Mất cầu, dân liều mình vượt suối. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.