Thứ bảy, 20/04/2024 16:23 (GMT+7)

Google Doodle hôm nay 1/2: Tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh

MTĐT -  Thứ tư, 01/02/2023 10:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Google Doodle ngày 1/2/2023 tôn vinh Sương Nguyệt Anh - nữ tổng biên tập đầu tiên của tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam.

Google Doodle hôm nay 1/2

Lời giới thiệu Google Doodle tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh nhấn mạnh, bà là nữ Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam. 

Theo Google, vào ngày 1/2/1918, tờ Nữ Giới Chung đầu tiên được xuất bản. Đây là tờ báo mà bà Sương Nguyệt Anh làm Tổng biên tập. 

tm-img-alt
Google Doodle hôm nay 1/2 tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh (Ảnh chụp màn hình).

Trên trang chủ Google Doodle, họ đã nhắc đến những đóng góp của bà như sau:

"Sương Nguyệt Anh được nhớ đến với trí tuệ và nhân cách trong sáng, cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Cô là người tiên phong cho các nhà văn và biên tập viên nữ ở Việt Nam và mở đường cho các thế hệ sau.

Cô ấy có mối quan hệ với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội và đối xử với mọi người một cách tôn trọng. Có một số đường phố mang tên Nguyệt Anh ở các thành phố như Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Vũng Tàu".

Sương Nguyệt Anh cũng là một thi sĩ. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của bà viết về hoa mai. Do đó, hình vẽ Doodle tôn vinh Sương Nguyệt Anh ngày 1/2 có sự kết hợp của hoa mai. 

Google Doodle tôn vinh Sương Nguyệt Anh do nghệ sĩ khách mời từ Hà Nội Camelia Phạm thực hiện. 

Bà Sương Nguyệt Anh là ai?

Bà Sương Nguyệt Anh (1864 - 1922) sinh tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Bà là con gái thứ tư (cho nên trong gia tộc thường gọi bà là Năm Hạnh) của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ và cũng là thầy dạy bà đọc và viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.. Mẹ bà là Lê Thị Điền, người làng Thanh Ba thuộc huyện Cần Giuộc.

Tên thật của bà là Nguyễn Thị Khuê (theo "Nguyễn chi thế phổ"), nhưng tên ghi trên bia mộ lại là Nguyễn Ngọc Khuê, tự là Nguyệt Anh. Ngoài bút hiệu Sương Nguyệt Anh, bà còn ký nhiều bút hiệu khác như Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh...

Bà học giỏi, thường làm thơ bằng chữ Hán hay quốc ngữ để bày tỏ tâm sự trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than đau khổ. Bà cũng chính là nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo "Nữ giới chung" do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ, được xuất bản tại Sài Gòn.

tm-img-alt
Bà Sương Nguyệt Anh thời trẻ.

Khi bà sinh ra, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, đã rất nổi tiếng ở Nam bộ với truyện thơ Lục Văn Tiên, với những bài thơ chống Pháp chói ngời tinh thần yêu nước, với tác phẩm Ngư Tiều vấn đáp y thuật.

Thuở nhỏ, bà cùng chị là Nguyễn Thị Xuyến, được cha (Đồ Chiểu) truyền dạy nên giỏi cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Khi cả hai khôn lớn, nổi tiếng tài sắc, được người quanh vùng ca tụng gọi là Nhị Kiều.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, lại được sự giáo dục kỹ lưỡng của người cha danh tiếng lẫy lừng Gia Định, bà không chỉ được yêu mến bởi tính tình điềm đạm, đôn hậu mà còn nổi tiếng thông minh, sắc sảo.

Suốt thời thanh xuân, bà nổi danh cả về tài sắc lẫn đức hạnh, song cốt cách lại giản dị, tự nhiên. Ngay cả khi gia đình rơi vào cảnh khó khăn, bà nghỉ học để vừa chăm lo việc gia đình, vừa giúp đỡ cha già bốc thuốc chữa bệnh.

Năm 1888, Sương Nguyệt Anh được 24 tuổi thì cha mất. Tri phủ Ba Tường - ông Phủ Xuyên đến hỏi bà làm vợ không được nên mang lòng oán hận, đang tìm cách hãm hại.

Để tránh tai họa, bà cùng gia đình người anh (Nguyễn Đình Chúc) chuyển sang Cái Nứa (Mỹ Tho) rồi dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Ở đây, bà kết duyên với một phó tổng sở góa vợ tên Nguyễn Công Tính (có sách ghi Nguyễn Công Trinh, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Công Tín), sau đó sinh được cô con gái là Nguyễn Thị Vinh.

Cuộc hôn nhân đẹp đẽ đã sớm kết thúc bi thảm khi ông Tính bị Phủ Xuyên âm mưu sát hại. Chồng chết khi con gái vừa tròn 2 tuổi, bà tuy mới 30 nhưng quyết không đi thêm bước nữa, thủ tiết nuôi con, thờ chồng và mở trường dạy chữ Nho cho học trò trong vùng để sinh sống.

Cũng từ đó, bà thêm trước bút hiệu Nguyệt Anh một chữ "Sương", thành "Sương Nguyệt Anh", có nghĩa là "Nguyệt Anh góa chồng".

Những năm 1906-1908, hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu bà bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh xuất dương sang Nhật du học.

Năm 1917, bà Sương Nguyệt Anh được một nhóm chí sĩ yêu nước mời làm chủ bút tờ Nữ Giới Chung. Tên tờ báo nghĩa là "Tiếng chuông của nữ giới". Bà lấy bút danh Sương Nguyệt Anh, nghĩa là "Nguyệt Anh góa bụa". Tờ báo nói về vai trò của phụ nữ trong văn hóa và xã hội Việt Nam.

"Bà Sương Nguyệt Anh được nhớ đến với trí tuệ và nhân cách trong sáng, cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Bà là người tiên phong cho các nhà văn và biên tập viên nữ ở Việt Nam và mở đường cho các thế hệ sau" - Google viết về bà. 

Là nữ sĩ tài năng và có nhiều cống hiến cho xã hội, bà Sương Nguyệt Anh được đặt tên đường tại một số địa phương như TP.HCM, Đà Lạt và Vũng Tàu.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Google Doodle hôm nay 1/2: Tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ