Thứ năm, 02/05/2024 13:37 (GMT+7)

Hà Nội: Số trẻ mắc tay chân miệng tăng trên 100% so với cùng kỳ năm ngoái

An Na -  Thứ ba, 14/03/2023 10:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo báo cáo từ các cơ sở y tế trên địa bàn, chỉ riêng 1 tuần qua, Hà Nội ghi nhận mới 13 ca mắc tay chân miệng, nâng số mắc từ đầu năm đến nay lên 117 ca…

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần  từ ngày 3 đến 10-3, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn thành phố đều tăng so với tuần trước.

Cụ thể, tuần qua, Hà Nội có thêm 14 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 4 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội đã có 164 ca sốt xuất huyết, tăng 18,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tuần qua cũng ghi nhận 37 ca mắc tay chân miệng, tăng 13 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có 117 ca tay chân miệng, trong khi cùng kỳ năm 2022 không có ca mắc.

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, hầu hết ca bệnh là tản phát, chưa ghi nhận ổ dịch phức tạp. Dù vậy, dự báo trong thời gian tới có thể vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận bệnh nhân tại các quận, huyện, thị xã.

Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu, ho gà, sởi, adeno virus... có thể gia tăng do đang là thời điểm giao mùa.

Trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng thường có các triệu chứng điển hình như nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng (gây vết loét miệng), đầu gối, mông kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, nôn ói và tiêu chảy...

Đến nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị và chưa có vaccine phòng bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, chủ yếu được điều trị triệu chứng như: hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và các biến chứng nếu có. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus EV71, thì có thể dẫn đến tử vong do biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi… khi không phát hiện và xử trí kịp thời.

Theo khuyến cáo của ngành Y tế, để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bùng phát, người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp như:

Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Phụ huynh có con mắc tay chân miệng nên cho bé nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Số trẻ mắc tay chân miệng tăng trên 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới