Thứ ba, 30/04/2024 02:59 (GMT+7)

Hoà Bình: Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

MTĐT -  Thứ ba, 16/04/2024 16:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả.

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

tm-img-alt
Từ số cây giống được Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II hỗ trợ, nông dân xã Đông Lai (Tân Lạc) trồng rừng góp phần phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính.

Gia đình ông Trần Hồng Năng, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) là hộ trồng bưởi thuộc HTX trồng bưởi hữu cơ và dịch vụ Tân Đông. Được giới thiệu tham gia Chương trìnhFFF II, ông được Hội Nông dân các cấp tạo điều kiện đào tạo về kỹ thuật sản xuất, chăm sóc và triển khai thực hiện mô hình trồng xen cây gừng dưới tán bưởi hữu cơ. Ông Năng chia sẻ: Năm 2021, tôi bắt đầu tham gia vào Chương trình FFF II. Cùng sự đồng hành, hỗ trợ của chương trình cũng như các cấp Hội Nông dân tỉnh, huyện, gia đình tôi bắt đầu trồng xen gừng dưới tán bưởi hữu cơ trên diện tích 0,2ha. Với kỹ thuật chăm sóc, cách phòng bệnh cho cây đã được tập huấn, mô hình phát triển tốt. Mỗi năm, diện tích trồng gừng mang lại cho gia đình thêm nguồn thu khoảng trên 5 triệu đồng.

Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II được triển khai ở tỉnh ta tại địa bàn các xã: Tử Nê, Đông Lai (Tân Lạc), An Bình (Lạc Thủy) từ tháng 3/2019 và tiếp tục gia hạn đến tháng 12/2025. Mục tiêu chính của chương trình là nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân làm rừng và trang trại, các hộ người dân tộc thiểu số phát triển rừng, trang trại bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, trải qua 5 năm thực hiện, thông qua việc tham gia trực tiếp của các tổ hợp tác (THT), HTX, chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất dưới tán rừng, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập.

Năm 2023, các THT, HTX đã chủ động lên kế hoạch và trao đổi với thúc đẩy viên các cấp, Ban Quản lý Chương trình FFF II - Hội Nông dân tỉnh để phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động và đưa ra phương án phù hợp, hiệu quả nhất. Trong năm, 3 dự án nhỏ và 7 mô hình sản xuất, kinh doanh rừng, trang trại của các THT, HTX do Chương trình FFF II hỗ trợ tiếp tục đạt kết quả tích cực. Trong đó, có 1 hợp đồng hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết; các HTX, THT được tham gia gian hàng tại các hội chợ tổ chức ngoài tỉnh để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, nhiều sản phẩm đã được khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, Chương trình FFF II Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp xây dựng kế hoạch và trồng được 54,8ha rừng với các loại cây: keo, vù hương, dổi, tếch, lát...; xây dựng 31 mô hình trồng rừng gỗ lớn, mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, mô hình nông, lâm kết hợp với thích ứng biến đổi khí hậu.

Cũng qua chương trình, tại các THT, HTX đã thành lập Quỹ tín dụng xanh để hỗ trợ các thành viên vay vốn phát triển chăn nuôi, trồng rừng. Đến nay, có 4 THT, HTX đã xây dựng được quỹ với tổng số tiền 120 triệu đồng, cho 15 thành viên vay vốn. Cùng với hỗ trợ trồng cây dược liệu, nuôi ong dưới tán rừng giúp người dân tạo sinh kế; thông qua Chương trình FFF II, Viện Nghiên cứu Lâm sinh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai xây dựng 9 mô hình trồng rừng gỗ lớn thâm canh, nông lâm kết hợp một số loài cây có giá trị kinh tế cao với tổng diện tích 11ha tại một số xã của 2 huyện Tân Lạc và Cao Phong. Qua đó góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng trên một diện tích canh tác, phát triển kinh tế rừng bền vững đa lợi ích, giúp nông dân giảm nghèo, làm giàu từ rừng.

Đồng chí Bùi Đức Biên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Chương trình FFF II đã nâng cao năng lực cho các THT, HTX sản xuất rừng và trang trại về phát triển tổ chức, cách thức quản lý, sản xuất, kinh doanh rừng và trang trại theo chuỗi hiệu quả. Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, thanh niên và người dân tộc thiểu số trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lâm, nông nghiệp, phát triển rừng bền vững, gia tăng giá trị từ rừng và cảnh quan rừng. Đồng thời giúp các HTX, THT khai thác tiềm năng về dịch vụ văn hóa, xã hội của địa phương để cung cấp cho các thành viên và cộng đồng. Đặc biệt, từ những hội viên Hội Nông dân, thành viên THT, HTX, những cách làm hay, sáng tạo từ Chương trình FFF II đã lan tỏa sang bà con chưa vào THT, HTX. Bà con đã thấy được nhiều lợi ích, không chỉ lợi ích kinh tế mà cả lợi ích về sức khỏe con người nên ngày càng có nhiều người đồng hành, muốn tham gia vào chương trình.

Bạn đang đọc bài viết Hoà Bình: Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Hoà Bình

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...