Thứ sáu, 17/05/2024 08:43 (GMT+7)

Hội chứng mệt mỏi mạn tính ở người trẻ tuổi-Nguy cơ đến từ COVID-19

MTĐT -  Thứ bảy, 29/05/2021 10:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, ngay cả khi bị mắc COVID-19 nhẹ, những bệnh nhân trẻ tuổi cũng có thể gặp hội chứng mệt mỏi mạn tính.

Mặc dù người lớn tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do nhiễm COVID-19, nhưng kết quả nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Frontiers in Medicine cho thấy những bệnh nhân trẻ tuổi cũng có thể gặp các vấn đề về mệt mỏi kéo dài và giảm khả năng tập trung, ngay cả khi họ bị mắc COVID-19 nhẹ.

Đó là kết quả đáng lo ngại từ 3 trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19 có độ tuổi từ 19 đến 30. Theo nhóm nghiên cứu, tất cả bệnh nhân đều xuất hiện các triệu chứng điển hình của hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS).

Ảnh hưởng của CFS sau nhiễm COVID-19

Tiến sĩ Peter Rowe, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết thêm khi bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020, cả 3 người đều biểu hiện bệnh lý hô hấp tương đối nhẹ và không cần thở oxy hay nhập viện. Tuy nhiên, tất cả đều xuất hiện tình trạng mệt mỏi và choáng váng, cũng như khó tập trung. Cả 3 người đều không thể hoàn thành các công việc mà họ thường thực hiện một cách dễ dàng khi chưa nhiễm bệnh, chẳng hạn như ngồi thẳng lưng trước máy tính, nấu ăn và tập thể dục.

Nhóm nghiên cứu xác định rằng tất cả bệnh nhân đều có các triệu chứng điển hình của CFS, tình trạng mà hiện nay được gọi là ME/CFS (viêm não tủy đau cơ/ hội chứng mệt mỏi mạn tính). Và ở cả 3 bệnh nhân, các triệu chứng này vẫn tồn tại kéo dài trên 1 năm.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể kéo dài vĩnh viễn khiến người mắc trở thành tàn phế

Rowe cho biết chẳng hạn như một trong số bệnh nhân trẻ tuổi, là người chạy việt dã, thường xuyên chạy khoảng 95-110km mỗi tuần. Nhưng sau khi nhiễm COVID-19 và xuất hiện triệu chứng CFS, bệnh nhân chỉ có thể đi bộ 15 phút, 2 lần mỗi ngày. Một bệnh nhân khác đã không thể làm việc trong suốt năm vừa qua vì mức độ mệt mỏi và suy nhược thần kinh, mặc dù cô ấy là một nhà nghiên cứu khoa học.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy cả 3 bệnh nhân đều mắc chứng "không dung nạp tư thế đứng" nghiêm trọng, là tình trạng khiến bệnh nhân choáng váng hoặc cảm thấy mệt lả và tim đập nhanh khi đứng yên trong vài phút. Tất cả đều xuất hiện tình trạng “không dung nạp tập thể dục” - biểu hiện là tình trạng khó chịu nghiêm trọng sau khi gắng sức, cũng như tình trạng viêm liên quan đến dị ứng, bao gồm các đợt phát ban tái diễn và không dung nạp một số loại thực phẩm. Đồng thời, tất cả bệnh nhân đều khổ sở vì các triệu chứng chính khác của CFS như ngủ kém, khó tư duy và tập trung.

Tiến sĩ Colin Franz, Phó giáo sư về phục hồi chức năng và thần kinh học thuộc Đại học Northwestern, cho biết các triệu chứng CFS đã xuất hiện ở nhiều bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục sau nhiễm COVID-19. Dữ liệu gần đây cũng cho thấy phần lớn bệnh nhân COVID-19 là người trưởng thành xuất hiện tình trạng sương mù não, đau đầu, tê và ngứa, đau nhức cơ.

Nguyên nhân gây CFS sau COVID-19 và biện pháp đối phó

Rowe nhấn mạnh: “Chúng tôi chưa rõ căn nguyên gây ra tình trạng bất thường này. Khả năng có thể là do tác động trực tiếp của virut đến hệ thần kinh thực vật của bệnh nhân hoặc đó có thể do tác động gián tiếp từ đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân với virut. Tuy nhiên, trong khi các phương pháp điều trị có hiệu quả trong kiểm soát tình trạng viêm và nhịp tim nhanh, thì các bệnh nhân vẫn bị tình trạng suy nhược hàng ngày mặc dù đã nỗ lực điều trị tích cực. Tình trạng này tiếp tục gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ từ 11 đến 14 tháng.

Tiêm vắc xin COVID-19 là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu

Các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên cho những người trẻ tuổi, đó là: Hãy tiêm phòng vắc xin. “ME/CFS là chứng bệnh quái ác cướp đi cơ hội được sống một cuộc sống bình thường, như được tư duy, vận động theo ý muốn và nâng cao trình độ học vấn hoặc sự nghiệp của một người. Nó có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí là vĩnh viễn, điều này khiến nhiều người trở thành tàn phế. Chúng ta cần cố gắng áp dụng mọi biện pháp để tránh bị ME/CFS sau nhiễm COVID-19 và biện pháp đơn giản nhất để ngăn ngừa nguy cơ này là tiêm vắc xin phòng Covid-19", Rowe nói.

Ông cho biết thêm: "Vợ tôi và tôi đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Và khi có thể, tôi cũng sẽ tiêm vắc xin cho những đứa con còn rất nhỏ của mình”.

Nguồn: HealthDay

Theo Thanh Liêm/SKĐS

Bạn đang đọc bài viết Hội chứng mệt mỏi mạn tính ở người trẻ tuổi-Nguy cơ đến từ COVID-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

Tin mới

Rượu nếp cẩm OCOP mang tên O Vịnh
O Vịnh, người phụ nữ sinh ra và lớn lên trên mãnh đất gió Lào cát trắng Quảng Bình, cũng là người đã tạo nên dòng rượu Nếp cẩm được trồng ngay chính nơi đã sinh ra O. Nhưng để có được thứ rượu nếp mang tên mình, O Vịnh đã trải qua rất nhiều gian khó!
Mát ngọt cho đời
Với chiều cao hơn 40m ấn tượng, tháp cắt áp hiện lên sừng sững giữa trời mây, lặng lẽ làm công việc giữ cho áp lực nước luôn được ổn định...