Thứ sáu, 26/04/2024 07:09 (GMT+7)

Phun nước biển tạo mây giữ băng hai cực

MTĐT -  Thứ hai, 13/05/2019 15:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là ý tưởng mới mà một nhóm nhà khoa học sẽ thử nghiệm trong thời gian tới nhằm tìm ra giải pháp giảm tốc độ băng tan như hiện nay.

Mô phỏng mô hình tạo mây sẽ được nghiên cứu và đánh giá trong thời gian tới - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo trang The Telegraph, ĐH Cambridge (Anh) vừa quyết định sẽ thành lập một viện khoa học mới nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của một số dự án khoa học ở hai cực nhằm cải thiện tình trạng băng tan và nước biển dâng.

Viện có tên Trung tâm Cứu chữa Khí hậu. Dự án nổi bật nhất mà viện này sẽ đánh giá là dự án làm lạnh các khối băng ở hai cực nhờ vào nước biển, được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt.

Trước đó, khi đưa ra ý tưởng vào năm 2017, dự án này được nhiều người đánh giá chỉ là viễn tưởng, tuy nhiên hiện nay nó lại được cân nhắc một cách nghiêm túc.

Trong dự án, nước biển sẽ được hút và phun vào không khí qua một cột buồm cao trên những chiếc tàu thủy không người lái.

Hơi nước sau đó sẽ khuếch tán trong không khí, giúp những đám mây phía trên các tảng băng rộng hơn và dày hơn, từ đó phản xạ ánh sáng mặt trời tốt hơn.

Khi hạn chế được tác động của nhiệt từ mặt trời, lớp băng bên dưới sẽ lạnh hơn và khó tan hơn.

Một dự án khác mà nhóm sẽ đánh giá độ khả thi là nghiên cứu có tên "Phủ xanh đại dương".

Theo đó, dự án sẽ thử nghiệm đưa những phân tử sắt xuống vùng biển quanh hai cực để kích thích tảo sinh sôi nảy nở - tảo nở hoa.

Một dự án khác sẽ được đánh giá là "nuôi" tảo để giảm bớt CO2 qua quá trình quang hợp - Ảnh: CLIMATE CENTRAL

Theo lý giải của nhóm nghiên cứu, tảo phát triển trên bề mặt những vùng biển lạnh có thể sẽ ít tác động đến cá tôm bởi chúng thường sinh sống sâu bên dưới nước biển.

Tuy nhiên, tảo sẽ giúp giảm bớt lượng CO2 trong khí quyển thông qua quá trình quang hợp.

Bên cạnh đó, dự án thu CO2 và biến chúng thành năng lượng cũng được xem xét thử nghiệm.

Băng ở hai cực đang tan với tốc độ nhanh chóng - Ảnh: REUTERS

GS David King - cựu chuyên gia tư vấn khoa học cho Chính phủ Anh - là một trong nhiều nhà khoa học nổi tiếng tham gia cộng tác với Trung tâm Cứu chữa Khí hậu.

Hướng đi của viện là tìm ra những giải pháp gốc rễ để bảo vệ môi trường khỏi biến đổi khí hậu, bởi những giải pháp hiện nay dường như không đủ chống lại các tác động tiêu cực từ mẹ thiên nhiên.

Theo ông, một thập kỷ tới là khoảng thời gian rất quan trọng có thể quyết định đến tương lai toàn cầu, do đó các khảo sát của viện khoa học mới thành lập này là rất quan trọng.

"Những gì chúng ta làm cho môi trường trong 10 năm tới sẽ ảnh hưởng đến 10.000 năm sau. Không có mối quan tâm nào trên thế giới hiện tại có thể sánh bằng vấn đề hàng đầu này" - GS King nói.

Theo Tuổi trẻ

Bạn đang đọc bài viết Phun nước biển tạo mây giữ băng hai cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.