Thứ bảy, 04/05/2024 07:44 (GMT+7)

Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Trung ương bầu

Tùng Anh -  Thứ hai, 15/05/2023 15:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Quy định 96 của Bộ Chính trị, Trung ương sẽ lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Trung ương bầu, gồm Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc trọng thể tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Một trong những nội dung quan trọng nằm trong chương trình Hội nghị là Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

tm-img-alt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị  (Ảnh: VGP).

Theo Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp).

Trong đó, các Ủy viên Trung ương sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu. Việc lấy phiếu được thực hiện theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Các chức danh, chức vụ lấy phiếu tín nhiệm và thành phần ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh, chức vụ.

Cụ thể, các Ủy viên Trung ương Đảng sẽ ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh thuộc diện Trung ương quản lý gồm: Tổng Bí thư; Thường trực Ban Bí thư; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; Thủ tướng và Phó Thủ tướng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an là Ủy viên Bộ Chính trị; Trưởng ban đảng và tương đương là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; Chánh án TAND tối cao là Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư; Bí thư tỉnh ủy, thành ủy là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.

Kết quả phiếu tín nhiệm được công bố tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm. Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì công khai trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Theo quy định, những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác, cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.

Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm cán bộ...

Trong những tiêu chí để lấy phiếu tín nhiệm, Quy định 96 bổ sung thêm tiêu chí về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Ngoài ra, việc lấy phiếu tín nhiệm còn xét đến sự gương mẫu của bản thân cán bộ và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bạn đang đọc bài viết Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Trung ương bầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.

Tin mới

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.