Thứ sáu, 26/04/2024 07:27 (GMT+7)

Hội thảo khoa học: “Không để nhựa thành rác”

Thùy Dung -  Thứ ba, 22/10/2019 16:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng ngày 22/10, Tại hội trường Báo Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Không để nhựa thành rác".

Hội thảo khoa học “Không để nhựa thành rác” do Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia đang làm công tác quản lý, nghiên cứu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường,... như: Ông Nguyễn Thanh Tùng, Vụ chính sách pháp luật (Bộ Tài Nguyên và Môi trường); PGS, T.S Bùi Thị An - Nguyên ĐBQH, Viện trưởng Viện tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng; PGS. TS Nguyễn Thị Chính -  Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các nhà khoa học nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn, về môi trường.

Hội thảo khoa học “Không để nhựa thành rác”.

Tại đây, các chuyên gia trình bày các tham luận về chính sách quản lý nhà nước đối với rác thải, tổng kết quá trình thực thi chính sách đối với mục tiêu hạn chế rác thải nhựa trong thực tiễn và trong tương lai.

Trước đó, ông Nguyễn Thi - Vụ Pháp chế (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường) chia sẻ, hoạt động xử lý chất thải rác sinh hoạt ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.

Riêng đối với rác thải nhựa, ông Thi cũng chia sẻ: “Chưa có quy định về phân loại các loại nhựa, kể cả trong sử dụng làm nguyên liệu cũng như trong phân loại, tái chế rác thải nhựa: chưa xác định nhựa có thể tái chế, tái chế nhiều lần; nhựa dùng một lần; nhựa siêu nhỏ; hạt nhựa; nhựa phân rã ...Nên không có chính sách để quản lý phù hợp: chưa có quy định cấm, quy định hạn chế, quy định phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng; chưa có quy chuẩn bảo vệ môi trường đối với chất thải nhựa.”

PGS, T.S Bùi Thị An phát biểu trong buổi hội thảo.

Không chỉ riêng ông Thi, tại hội thảo, PGS, T.S Bùi Thị An - Nguyên ĐBQH khoa XIII chia sẻ: “Có thể hộ gia đình cũng như các đơn vị kinh doanh đã phân loại rất tốt thế nhưng sau đó đơn vị thu gom lại đổ dồn lại với nhau, chính bởi vậy vấn đề phân loại rác thải rất khó có thể thực hiện được. Chín bởi vậy tôi cho rằng các kênh thông tin truyền thông nên tuyên truyền để người dân xây dựng một nếp sống văn hóa tốt.”

Đồng thời, các chuyên gia cũng trình bày các nghiên cứu và ứng dụng nhằm gia tăng vòng đời cho nhựa, các sáng kiến nhằm thu gom, tái chế, tái sử dụng...  Từ đó, kiến nghị các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tái chế vật liệu nhựa; đề xuất các hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tự thu gom sản phẩm nhựa của mình, phục vụ cho việc tái chế, tái sản xuất, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế tác hại ra môi trường.

Đề xuất các quy trình thu gom, xử lý rác thải nhựa để hạn chế nhựa bị thải ra môi trường, quay vòng tuần hoàn trở lại phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo khoa học: “Không để nhựa thành rác”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.