Thứ bảy, 23/09/2023 13:56 (GMT+7)

NASA thử nghiệm công nghệ giúp phát hiện sớm sóng thần

MTĐT -  Thứ sáu, 02/06/2023 11:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang thử nghiệm cách tiếp cận mới nhằm phát hiện sóng thần qua tiếng ầm mà hiện tượng này tạo ra trong khí quyển.

Được kích hoạt bởi động đất, núi lửa dưới đáy biển và các lực rung chuyển Trái đất khác, sóng thần có thể tàn phá các cộng đồng ven biển. Khi đưa ra cảnh báo trước, mỗi giây đều có giá trị. Đó là lý do, NASA đưa ra công nghệ mới giám sát mối nguy hiểm nói trên được gọi là GUARDIAN (Mạng lưới thông tin thảm họa và cảnh báo dựa trên thời gian thực khí quyển tầng cao GNSS).

Công nghệ này sử dụng các tín hiệu từ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để phát hiện sóng ở Vành đai lửa Thái Bình Dương bởi khoảng 78% trong số hơn 750 cơn sóng thần được xác nhận từ năm 1900 đến năm 2015 xảy ra ở khu vực này, theo cơ sở dữ liệu lịch sử do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA). GUARDIAN sàng lọc các tín hiệu để tìm kiếm dấu hiệu một cơn sóng thần đang hình thành ở đâu đó trên Trái Đất.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Theo giải thích từ NASA, trong một cơn sóng thần, nhiều km vuông bề mặt đại dương có thể dâng lên và hạ xuống gần như đồng thời, chiếm chỗ đáng kể không khí bên trên nó. Không khí bị dịch chuyển gợn sóng ra mọi hướng dưới dạng âm thanh tần số thấp và sóng hấp dẫn.

Trong vòng vài phút, những rung động này chạm tới tầng trên cùng của bầu khí quyển: tầng điện ly tích điện, được hấp thụ bởi Mặt trời. Xung đột tiếp theo của sóng áp suất với các hạt tích điện có thể làm sai lệch tín hiệu từ các vệ tinh định vị gần đó dù rất nhỏ.

Nhà khoa học Leo Martire tại NASA cho biết trong khi các công cụ điều hướng thường tìm cách khắc phục các nhiễu loạn của tầng điện ly, các nhà khoa học sử dụng các nhiễu loạn này làm dữ liệu để phát hiện thiên tai, qua đó đưa ra cảnh báo sớm.

Công nghệ mới có thể giúp phát hiện các mối nguy hiểm từ sóng thần thông qua các gợn sóng âm thanh và trọng lực mà chúng đẩy vào không gian. Theo NASA, mục tiêu dài hạn của GUARDIAN là tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm.

Sóng thần thường gây ra những tác hại khôn lường, thiệt hại lớn về người và của ở những nơi mà nó tràn qua.

Vì nhiều lý do mà người ta không thể dự đoán được sự xuất hiện của sóng thần sau những trận động đất ngoài biển. Thông thường, nếu động đất xảy ra, các nhà khoa học không thể biết ngay tác động của nó đối với đáy đại dương, mà phải chờ vài giờ sau đó. Ngoài ra, con người không thể phát hiện sóng thần nếu chúng ta ở giữa đại dương, bởi chúng chỉ thể hiện sức mạnh khi tới gần bờ.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết NASA thử nghiệm công nghệ giúp phát hiện sớm sóng thần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp đáp ứng cam kết Net zero
Năng lượng, trong đó có điện lực, là một lĩnh vực quan trọng, nền tảng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hiện tại cũng như tương lai.

Tin mới

Đà Nẵng yêu cầu không để người dân phải chờ đợi khi thực hiện thủ tục hành chính
Đà Nẵng yêu cầu Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị tuyệt đối không để xảy ra việc cán bộ, công chức vắng mặt trong thời gian thực hiện công vụ để người dân, tổ chức phải chờ đợi khi thực hiện thủ tục hành chính.
Bộ trưởng Bộ TN&MT dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu
Ngày 22/9, tại Bogota, Colombia, theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh thay mặt Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) v
Lễ khai mạc "xanh" không bắn pháo hoa tại ASIAD 2023
Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 2023) đã nỗ lực mang đến một ASIAD lần đầu tiên không phát thải carbon, sẽ thực hiện theo mô hình “xanh, thông minh, văn minh, tiết kiệm, nhân văn và mang lại lợi ích cho người dân.”