Thứ sáu, 03/05/2024 12:44 (GMT+7)

Ngày 23 tháng 3: Ngày Khí tượng Thế giới

MTĐT -  Thứ hai, 24/03/2014 09:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những con số ấn tượng để chúng ta cùng suy ngẫm và phải hành động khẩn trương để cứu Trái Đất nhân ngày Khí tượng Thế giới 23/3.

189: Tổ chức Khí tượng Thế giới (tên tiếng Anh: World Meteorological Organization, viết tắt tên tiếng Anh WMO) là tổ chức có 189 quốc gia thành viên. Đây là tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Tổ chức này có tiền thân là Tổ chức Khí tượng Quốc tế thành lập năm 1873. Được thành lập năm 1950, WMO đã trở thành một tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc về khí tượng (thời tiết và khí hậu, thủy văn vận hành và các khoa học địa vật lý liên quan) Tổ chức này có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ và là một thành viên của Nhóm Phát triển Liên Hiệp Quốc.

1955: Việt Nam gia nhập WMO ngày 1/4/1955. Ngày 7/5/1975 Việt Nam là thành viên chính thức của WMO tại Đại hội lần thứ bảy của WMO. Ngày 20/7/1976, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Tổng Thư ký WMO thông báo về việc Việt Nam tiếp tục là thành viên chính thức của WMO.

54%: Là một tổ chức chuyên môn có tính chất tư vấn về kỹ thuật, do đó ngân sách của WMO không lớn, bao gồm đóng của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) chiếm 54%; tự nguyện của các nước thành viên 23%; đóng góp của các nước thành viên cho quỹ giúp đỡ đặc biệt chiếm 19%; và đóng góp thường xuyên của các nước thành viên chiếm 4%.

1: Ngày nay, những người thuộc lứa tuổi từ 15 đến 24 (khoảng 1 tỷ người) chiếm một phần sáu dân số thế giới. Khoảng 85% trong số này hiện đang sinh sống tại các nước đang phát triển.

74%: Tổng thiệt hại do những thảm họa thiên tai gây ra trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2012 đã lên tới gần 3,8 nghìn tỷ USD, trong đó 74% con số này (tương đương với 2,8 nghìn tỷ USD) là do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt

200: Nếu như trong những năm 1980, thiệt hại trung bình mỗi năm chỉ vào khoảng 50 tỷ USD thì trong thập kỷ vừa qua, thiệt hại hàng năm đã đến gần con số 200 tỷ USD.

6: Hiện nay, mức thiệt hại từ hiện tượng trên đối với các thành phố ven biển là khoảng 6 tỷ USD/năm, trong đó riêng ba thành phố của Mỹ gồm Miami, New York, New Orleans và Quảng Châu của Trung Quốc, đã chịu 43% tổng thiệt hại.

136: Biến đổi khí hậu gây ra lũ lụt có thể khiến 136 thành phố ven biển lớn nhất thế giới thiệt hại tới 1.000 tỷ USD (tương đương với 750 tỷ euro) vào năm 2050, nếu không có các biện pháp bảo vệ ngay lập tức. Theo ước tính, nếu áp dụng các biện pháp tăng cường hệ thống bảo vệ, vào năm 2050, mức thiệt hại dự đoán của thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) là cao nhất, tới 13,2 tỷ USD; tiếp đó là Mumbai và Kolkota của Ấn Độ, lần lượt là 6,4 tỷ USD và 3,4 tỷ USD. Thành phố Guayaquil của Ecuador sẽ thiệt hại 3,2 tỷ USD và Thâm Quyến của Trung Quốc 3,1 tỷ USD. Thành phố đứng thứ sáu trong danh sách trên là Miami (2,5 tỷ USD), tiếp đó là Thiên Tân (Trung Quốc) với 2,3 tỷ USD, New York 2 tỷ USD, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và New Orleans với 1,9 tỷ USD.

90%: Cộng đồng trên thế giới đang phải vật lộn để phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, mà 90% trong số đó có liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước.

2007: WMO và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) phối hợp tạo ra Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC). Tổ chức này cũng trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc tạo ra Giám sát Khí quyển Toàn cầu (GAW). IPCC đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 2007 "cho những nỗ lực của họ trong việc xây dựng và phổ biến kiến thức về con người tạo ra biến đổi khí hậu, và đặt nền móng cho những biện pháp cần thiết để chống lại sự thay đổi đó"

Ghi nhận vai trò to lớn của giới trẻ trong tương lai, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã lựa chọn chủ đề "Thời tiết và Khí hậu: Giới trẻ cùng hành động" cho Ngày Khí tượng thế giới năm 2014.

T. H (tổng hợp)
Bạn đang đọc bài viết Ngày 23 tháng 3: Ngày Khí tượng Thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bắc Giang: Những bãi rác tự phát gây ô nhiễm
Phong trào dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được các địa phương quan tâm triển khai tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn những bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường.
Bài thơ: Yên bình
Em hãy sống một đời bình yên nhé///Nhìn mọi điều như đứa trẻ giản đơn///Như bản chất vốn sinh ra là thế///Bận lòng gì vài ba chuyện thiệt hơn.