Thứ ba, 30/04/2024 16:29 (GMT+7)

Ngày 6/11, Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ vận hành chở khách

MTĐT -  Thứ năm, 04/11/2021 10:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông sẽ vận hành chở khách ngay trong ngày đầu tiên tiếp nhận từ Bộ GTVT, tức từ ngày 6/11 tới đây.

Cuối giờ chiều 3/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã kiểm tra công tác chuẩn bị tiếp nhận bàn giao mặt bằng dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn thông tin, theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như sự phối hợp giữa Bộ GTVT và TP Hà Nội, dự kiến 6h30 ngày 6/11 sẽ tổ chức lễ tiếp nhận bàn giao để đưa tuyến đường sắt Cát Linh Hà-Đông (tuyến 2A) vào khai thác vận hành sau 10 năm thực hiện đầu tư thi công xây dựng.

Theo đó, Hà Nội là đơn vị vận hành khai thác, tại thời điểm tiếp nhận bàn giao, TP Hà Nội đã thống nhất Bộ GTVT là sẽ khai thác vận hành ngay giai đoạn đầu, dự kiến là một năm. Đến thời điểm này, thành phố cơ bản hoàn thành các nội dung, nguồn lực cũng như các khối lượng công việc.

tm-img-alt

Tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông sẽ vận hành chở khách ngay trong ngày đầu tiên tiếp nhận từ Bộ GTVT, tức từ ngày 6/11 tới đây. (Ảnh:Internet)

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, ngay sau khi tiếp nhận, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên này sẽ được khai thác chính thức.

Tuyến đường sắt này có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách. Về tần suất, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông có biểu đồ hoạt động giờ cao điểm 6 phút/chuyến, bình quân có 10 chuyến/giờ/hướng.

Ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo kế hoạch, 5 ngày trước khi bàn giao chính thức sẽ vận hành 4 đoàn tàu giãn cách 15 phút để duy trì sự ổn định và tính năng kỹ thuật hệ thống thiết bị, đoàn tàu cũng như khả năng thuần thục của nhân sự vận hành, bảo trì.

Trong 15 ngày chạy miễn phí, 7 ngày đầu vận hành 4 đoàn, giãn cách 15 phút, 8 ngày tiếp theo vận hành 6 đoàn tàu, giãn cách 10 phút. Sau đó, trong 6 tháng đầu khai thác, dự kiến vận hành 6-9 đoàn tàu, tương ứng thời gian giãn cách 6 phút, 10 phút/chuyến. Khi vận hành 6 đoàn, sau 10 phút lại có tàu dừng tại ga, còn vận hành 9 đoàn tàu, chỉ sau 6 phút sẽ có tàu dừng tại ga đón, trả khách.

Dự kiến, giá vé tàu Cát Linh được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất. Giá vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày).

Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp. Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140.000 đồng/người/tháng. Người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn vé.

Theo hướng dẫn của nhân viên tại ga, để mua vé tại quầy bán vé tự động, khách hàng dùng tiền mặt (lớn hơn) đưa vào khe nhận tiền, chọn ga đến. Các nút bấm trên máy dạng cảm ứng tay. Sau khi nhận tiền, máy sẽ nhả vé (thẻ nhựa) và tiền thừa (nếu có). Theo thiết kế, hệ thống máy bán vé chưa có chế độ cài đặt tích hợp mua bằng thẻ thanh toán (ngân hàng) nên ban đầu chỉ vận hành bán theo hình thức nhận tiền mặt. Tại các quầy bán vé tự động có nhân viên nhà ga trực hỗ trợ khách hàng mua vé.

Trường hợp khách không mua tại máy bán vé tự động có thể mua trực tiếp tại quầy bán vé tại sảnh. Để lên tàu, khách dùng vé đi qua cổng soát vé tự động (bằng cách quẹt thẻ) để lên đợi tàu. Tại ga xuống, hành khách cũng phải dùng thẻ quẹt (đưa vào khe cổng soát vé) tại sảnh ga tầng 2 (nơi bán vé, kiểm soát vé) để đi qua cổng soát vé chiều ra.

Tàu đường sắt Cát Linh- Hà Đông vận hành từ ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa mất 23 phút nếu dừng tại 12 ga, mỗi ga dừng 45 giây. Đặc biệt, các đoàn tàu chạy trên đường riêng biệt, không có bất kỳ ngăn cản nào từ các phương tiện giao thông khác.

Bởi vậy, theo nhìn nhận của Phó Chủ tịch Hà Nội- ông Dương Đức Tuấn đây là ưu điểm, lợi thế, và hy vọng việc đưa tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông vào vận hành thương mại sẽ góp phần tăng tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng lên 30 – 35 %.

Ngoài ra, theo quy hoạch, TP Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị, tạo ra mạng lưới giao thông quan trọng, góp phần giàn ùn tắc giao thông.

Theo yêu cầu của Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn, các đơn vị cần đảm bảo công tác an ninh trật tự trong ngày bàn giao tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông về Hà Nội. Metro Hà Nội và các đơn vị liên quan phải tập trung cao độ, làm tốt công tác tiếp nhận, bàn giao dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, vì đây là một sự kiện có ý nghĩa lớn, được người dân Thủ đô đặc biệt quan tâm.

Tuệ Lâm (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngày 6/11, Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ vận hành chở khách. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh