Thứ ba, 30/04/2024 19:17 (GMT+7)

Nghiên cứu: Các bãi chôn lấp rác là tác nhân gây biến đổi khí hậu

An Đông -  Thứ hai, 01/04/2024 16:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nghiên cứu cho thấy các bãi chôn lấp rác là tác nhân gây biến đổi khí hậu lớn hơn nhiều so với chúng ta tưởng.

Theo các nhà nghiên cứu, rác bị chôn vùi trong nhiều thập kỷ hiện đang thải ra hàng tấn khí methane vào khí quyển, góp phần làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên và dẫn đến nhiều vấn đề do biến đổi khí hậu.

Đây không hẳn là một phát hiện gây sốc. Từ lâu, người ta đã biết rằng các bãi chôn lấp rác lộ thiên là nơi "hoàn hảo" để các luồng methane bốc lên từ rau, đồ gia dụng và rác sinh hoạt khác thối rữa.

Theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí khoa học Science thứ Năm ngày 28/3 vừa qua, hơn nửa các chôn lấp rác ở Mỹ là nguồn phát thải khí metan (CH4) cực cao. Công trình nghiên cứu này được thực hiện bởi Carbon Mapper, Phòng thí nghiệm Động cơ Phản lực của NASA, Đại học bang Arizona, Đại học Arizona, Khoa học Hàng không và Cơ quan Bảo vệ Môi trường. Đây là nghiên cứu có quy mô lớn nhất về khí metan từ các bãi rác ở Mỹ.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhận định rằng lượng methane từ các bãi rác này cao gấp 3 lần so với các báo cáo trước đây, dựa trên kết quả đo đếm từ 1.200 bãi chôn lấp rác ở Mỹ.

Mặc dù methane tồn tại trong khí quyển ngắn ngày hơn so với carbon dioxide nhưng mức độ gây hiệu ứng ấm lên cao gấp 80 lần so với carbon dioxide trong thời gian 20 năm. Đây thực sự là một vấn đề lớn vì các bãi rác liên tục thải methane vào khí quyển.

tm-img-alt
Các bãi rác đang là nguồn phát thải khí methan khổng lồ. Ảnh: The Guardian

Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ ước tính các bãi rác là nguồn phát thải nhiều methane thứ 3 do con người gây ra, với lượng khí nhà kính phát ra tương đương 23 triệu ô tô chạy xăng trong suốt 1 năm. Theo ước tính, con số này lên tới 52%. Trong khi tại các điểm siêu phát thải khí metan hàng đầu Mỹ như dầu khí và gas chỉ có 0,2 - 1%. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, các nguồn siêu phát thải trung bình mỗi giờ sẽ thải ra ít nhất 45kg khí metan. Chỉ tính riêng trong năm 2021, lượng khí thải metan chiếm 12% trong tổng lượng khí nhà kính của Mỹ.

Qua quan sát và đo đạc, nghiên cứu nhận thấy 60% các bãi chôn lấp rác đã bị rò rỉ khí metan trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Ngược lại, rò rỉ metan tại các điểm siêu phát thải của dầu khí và gas chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Tuy vậy, những con số ước tính này có thể không hoàn toàn chính xác vì nghiên cứu còn sử dụng cả các mô hình máy tính, chứ không chỉ đo đếm từ các bãi chôn lấp.

Do mức độ nguy hiểm của việc tiếp xúc trực tiếp với methane phát thải ở các bãi rác, nghiên cứu này chủ yếu sử dụng dữ liệu thu thập bằng máy bay và máy quang phổ bay phía trên các bãi chôn lấp.

Với những điểm nóng được phát hiện ở tất cả các bãi rác cũng như các luồng methane lớn tồn tại hàng tháng hoặc hàng năm, lượng khí thải chắc chắn cao hơn kết quả do các máy tính đưa ra.

Kể cả một số bãi chôn lấp đã được trang bị đường ống để thu hồi methane nhằm tái sử dụng tạo ra điện và nhiệt thì đường ống và các thiết bị vẫn có khả năng rò rỉ, giải phóng một phần methane trở lại khí quyển.

Tất nhiên còn có nhiều cách để cắt giảm lượng methane sinh ra từ các bãi chôn lấp rác, mà một trong những cách đó là phân loại rác từ nguồn, loại bỏ những chất thải có thể sinh ra methane trong quá trình phân hủy.

Bạn đang đọc bài viết Nghiên cứu: Các bãi chôn lấp rác là tác nhân gây biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.