Thứ tư, 01/05/2024 18:45 (GMT+7)

Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II phải chuyển đổi 24,4 ha đất rừng

MTĐT -  Thứ sáu, 16/07/2021 17:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các chuyên gia, phát triển Nhà máy nhiệt điện than tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm môi trường sống.

Hà Tĩnh vừa xem xét, quyết định chủ trương cho phép chuyển đổi 24,4 ha đất rừng sang thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II với tổng mức đầu tư 2,2 tỉ USD.

Diện tích đất rừng sau khi chuyển đổ để làm dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II. Ảnh VH

Theo tờ trình của UBND tỉnh Hà Tĩnh, diện tích có rừng cần chuyển mục đích sử dụng sang làm dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II là 24,42 ha để thực hiện các hạng mục tuyến ống xỉ, bãi xỉ, đường xả ống làm mát, trạm bơm, khu vực tổ hợp thiết bị.

Trong đó, rừng phòng hộ 9,95 ha; rừng sản xuất 9,31 ha và 5,16 ha ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Số diện tích đất rừng trên địa bàn các xã Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh - Thị xã Kỳ Anh.

Được biết, dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vũng Áng II có tổng mức đầu tư 2,2 tỉ USD, công suất 1.320 MW, đầu tư theo hình thức BOT tại xã Kỳ Lợi, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Đến cuối năm 2020 sau nhiều thương vụ chuyển nhượng nắm giữ cổ phần. Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) đã mua lại 40% cổ phần tại dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II. Hiện tại, Mitsubishi cùng với 1 doanh nghiệp ngành điện của Nhật Bản đang nắm giữ 60% cổ phần còn lại tại VAPCO. Vậy là hai “ông lớn” đã nắm giữ cổ phần lớn để trở thành quản lý điều hành phát triển dự án, khai thác Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II.

Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II khi vận hành sẽ đáp ứng 8,529 GWh/năm cho nhu cầu phụ tải điện của Việt Nam. Đối với Thị xã Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh, dự án đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động, đóng góp khoảng 300 tỉ đồng/năm vào ngân sách địa phương.

Khu vực đang thi công san lấp mặt bằng xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II.  Ảnh VH


Ý kiến chuyên gia như thế nào?

Theo các đề xuất góp ý của các chuyên gia thì phát triển nhiệt điện là đi ngược xu thế chuyển dịch xanh

Góp ý tại dự thảo Quy hoạch điện VIII, bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cho rằng, tiếp tục phát triển nhiệt điện than sẽ đặt Việt Nam ở chiều ngược lại với xu thế chuyển dịch xanh của thế giới và nỗ lực thực hiện mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris. Bên cạnh đó, phát triển nhiệt điện với tỉ trọng cao sẽ gia tăng phụ thuộc nguồn than, khí nhập khẩu và đặt ra rủi ro cho an ninh năng lượng quốc gia.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, ông Ngô Đức Lâm, chuyên gia năng lượng cho biết, dự thảo Quy hoạch điện VIII đã chú ý đến vấn đề môi trường, phát triển bền vững khi lần đầu tiên lượng hóa được các ô nhiễm thành tiền. Tuy nhiên, quy hoạch vẫn đang xoay quanh việc phát triển điện than. Việc tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sẽ chủ yếu sử dụng than nhập khẩu.

"Vậy tại sao lại không phát triển các dạng năng lượng khác thay thế than, trong khi tiềm năng điện gió và điện mặt trời của Việt Nam là rất lớn", ông Lâm đặt vấn đề.

Còn theo PGS. TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho rằng, thời gian qua, nhiều ý kiến lo ngại, việc phát triển các dự án điện than sẽ khiến lượng tro xỉ, tro bay, khí độc hại… gây ảnh hưởng môi trường, người dân xung quanh dự án. Tuy nhiên, phải khẳng định, các dự án nhiệt điện than hiện nay đều có công nghệ xử lý môi trường tốt và luôn đạt chuẩn quản lý môi trường quốc gia.

Công nghệ các nhà máy nhiệt điện than hiện nay đã phát triển và tiến bộ vượt bậc, nhằm đáp ứng nhu cầu giảm tiêu hao năng lượng và đảm bảo về môi trường. Vì vậy, với công nghệ hiện đại của các nhà máy nhiệt điện than hiện nay, ngoài hiệu suất có thể lên đến trên 50%, tiêu hao ít nhiên liệu và tài nguyên thì công nghệ xử lý chất thải cuối nguồn cũng giảm tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng cho thấy, xu hướng giảm dần tốc độ phát triển điện than và tăng dần tốc độ phát triển năng lượng tái tạo theo các giai đoạn. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm tới (2021 - 2030), nhiệt điện than vẫn được ưu tiên tăng mạnh, bổ sung khoảng 17 GW công suất điện mới vào hệ thống điện quốc gia.

Phát triển Nhà máy nhiệt điện than tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm môi trường sống.

Theo PGS TS Lưu Đức Hải Phó Chủ tịch TW Hội kinh tế môi trường Việt Nam cho rằng: “ Công tác quản lý tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam rất yếu. Một trong những nguyên nhân chính là vì không có cơ quan nào đặc trách nhiệm vụ này, nên có thể dẫn đến bỏ sót các khâu quan trọng kiểm soát phóng xạ và không kích hoạt tận dụng nguồn tài nguyên này.

Ví dụ, để triển khai ứng dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng, cần phải qua các ban ngành của Bộ xây dựng để đăng ký và đánh giá các chủng loại sản phẩm, tiếp đến qua Bộ Công Thương để thành sản phẩm hàng hóa và qua Bộ TN&MT để đánh giá tác động môi trường. Tuy vậy những khi có độ phóng xạ của tro xỉ thì không có Bộ nào quan tâm.

Nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường liên quan đến nhà máy nhiệt điện than đã được báo chí và người dân phản ánh và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân địa phương, trở thành nỗi lo qua nhiều thời gian.

Bạn đang đọc bài viết Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II phải chuyển đổi 24,4 ha đất rừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông
Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu kết hợp với hội tụ gió trên mực 1.500 m nên ngày và đêm 1/5, ở Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Tin mới