Thứ sáu, 26/04/2024 22:27 (GMT+7)

Những sai lầm khi uống nước đun sôi

MTĐT -  Thứ tư, 17/08/2016 10:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - Từ xa xưa, để đảm bảo sức khỏe, mọi người thường khuyên nhau “ăn chín, uống sôi”. Tuy nhiên, nước đun sôi chưa hẳn là an toàn. Thậm chí, nếu dùng sai cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

Nước đun sôi: có tốt như bạn tưởng?

Trước đây, từng rộ lên thông tin uống nước đun sôi để nguội lâu ngày sẽ gây ung thư. Mặc dù hiện nay chưa có bất cứ công bố khoa học nào của các cơ quan uy tín trên thế giới khẳng định điều này nhưng bạn cũng cần lưu ý, nước đun sôi cũng chưa hẳn là an toàn, đặc biệt là khi nguồn nước trước đó đã bị “nhiễm bẩn”.

Khi được đun sôi ở nhiệt độ 1000C, vi khuẩn và ký sinh trùng đảm bảo bị tiêu diệt hoàn toàn và một số chất khí độc hại có trong nước như khí amoniac, hydrosunphua… sẽ thoát ra ngoài. Tuy nhiên, trong nguồn nước sử dụng hàng ngày, nhất là nước lấy từ ao, hồ, sông suối, giếng khoan, giếng khơi… chưa qua xử lý hoặc nước máy đã được xử lý nhưng chưa đảm bảo thường ẩn chứa nhiều các chất độc hại như kim loại nặng, các tạp chất, chất hữu cơ không bay hơi… mà việc đun sôi không có tác dụng loại bỏ các chất này.

Mặt khác, một số chất có trong nước khi tiếp xúc với nhiệt độ cao dễ biến thành “chất độc”, điển hình là nitrate. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, nitrate dễ chuyển thành nitrosamine, là chất gây ung thư. Nitrate cũng được chứng minh là có liên quan đến các bệnh như bạch cầu, u buồng trứng, đại tràng, trực tràng, bàng quang, dạ dày, thực quản, tuyến tụy và ung thư tuyến giáp.

Bên cạnh đó, trong nước tự nhiên có chứa nhiều oxy hòa tan và chất khoáng rất có lợi cho sức khỏe. Khí oxy hòa tan trong nước, khi uống vào sẽ tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật hiếu khí có lợi trong ruột phát triển hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và thải chất độc khỏi cơ thể. Nhưng khi đun sôi, lượng oxy hòa tan này cũng vì thế mà mất đi nên uống nước đun sôi sẽ có cảm giác khó tiêu.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên là chỉ nên dùng nước đun sôi để nguội trong vòng 24 tiếng. Bởi sau thời gian này, nước sẽ bị tái nhiễm vi sinh vật từ môi trường. Càng để lâu, lượng vi sinh vật càng tăng và nước càng bẩn do số lượng vi sinh vật tăng lên và do chất độc của chúng sinh ra.

Nước đun sôi: dùng sao cho đúng?

Bản thân nước đun sôi, ở một khía cạnh nào đó là an toàn cho sức khỏe nếu hiểu và dùng đúng. Nhiều người nghĩ đun sôi nước càng nhiều lần càng tốt vì sẽ “triệt tiêu” hoàn toàn chất bẩn. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Khi đun sôi nước lại nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi làm các kim loại và nitrate có trong nước. Như vậy, việc đun đi đun lại nhiều lần là cách tăng tích lũy chất nguy hiểm thay vì xử lý chúng.

Lựa chọn bình chứa nước uống bằng chất liệu đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Y Tế

Mặt khác, nước đun sôi để nguội chỉ nên dùng trong ngày và đựng trong dụng cụ làm bằng chất liệu đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, tuyệt đối không sử dụng bình làm bằng các loại nhựa tái chế để đựng nước.

Mặt khác, để đảm bảo nước không nhiễm kim loại nặng hay các tạp chất khác, nước phải được xử lý bằng thiết bị lọc trước khi đun. Nhưng giải pháp tiết kiệm và tiện lợi nhất đó là sử dụng các loại máy lọc nước gia đình đã được cấp chứng nhận nước sau khi lọc đạt Quy chuẩn quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT). Nước sau khi lọc có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi. Mặt khác, khi dùng máy lọc nước, lượng oxy hòa tan trong nước cũng không mất đi như khi đun sôi. Cách xử lý nước này cũng được nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới áp dụng.

Theo TN&MT

Bạn đang đọc bài viết Những sai lầm khi uống nước đun sôi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới