Thứ bảy, 27/04/2024 04:08 (GMT+7)

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: Nước mắt của biển và hành động của chúng ta - Bài 2

MTĐT -  Thứ hai, 19/09/2022 15:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cộng đồng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa

Để giảm thiểu ô nhiễm do rác thải nhựa, đã đến lúc Việt Nam cần có những hành động cụ thể nhằm thay đổi hành vi, lối sống tiêu dùng và sản xuất theo hướng xanh.

Hình thành phong trào giảm rác thải nhựa

Vào tháng 6/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã phát động “Phong trào chống rác thải nhựa”, kêu gọi người dân: “Ngay từ bây giờ, chúng ta cần có những hành động thiết thực, cụ thể để kiểm soát, ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa, để người dân Việt Nam hiện tại và các thế hệ tương lai, con cháu chúng ta được sống trong môi trường trong lành, an toàn và bền vững”.

Hưởng ứng lời hêu gọi đó, cùng với Chính phủ Việt Nam, nhiều tổ chức, mạng lưới đối tác và các bên liên quan về vấn đề rác thải nhựa đại dương đã tiến hành triển khai thực hiện nhiều dự án và chương trình tại các tỉnh thành ven biển và các huyện, thành phố đảo.

tm-img-alt

Nhân viên Công ty Môi trường Hoằng Hóa ( Thanh Hóa) làm sạch bờ Hải Tiến, Thanh Hóa

Đi đầu trong các tỉnh ven biển tại Việt Nam, TP. Đà Nẵng đã triển khai dự án “Đại dương không nhựa”, từ tháng 10/2017- 4/2019, dự án đã góp phần giảm thiểu việc xả rác thải nhựa ra môi trường biển và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

Chỉ tính riêng từ tháng 4/2018 - 4/2019, dự án “Đại dương không nhựa” đã thực hiện hơn 160 chương trình tập huấn, truyền thông cho các đối tượng nòng cốt cấp quận, phường, hộ gia đình, thanh niên, học sinh, ngư dân…tại hai quận Sơn Trà và Thanh Khê (TP. Đà Nẵng). Qua đó, đã có hơn 21.000 hộ gia đình thực hiện phân loại, thu gom được gần 7.700 kg rác thải nhựa; 29.850 kg rác tài nguyên, gây quỹ 94 triệu đồng, góp phần giảm thiểu áp lực xử lý rác thải của thành phố và nâng cao ý thức của cộng đồng.

Có thể nói, những cách làm hay mang lại kết quả khả quan của dự án “Đại dương không nhựa” tại Đà Nẵng đang mở ra những kinh nghiệm để các tỉnh, thành ven biển miền Trung có thêm giải pháp, cách huy động cộng đồng và cách thực hiện phân loại và quản lý rác theo chuỗi cũng như tiếp cận và quản lý rác thải nhựa hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường.

tm-img-alt
Các bạn đoàn viên thanh niên tham gia làm sạch bờ biển ở Giao Thủy (Nam Định)

Còn tại Quảng Ninh, chương trình “Chung tay vì một Hạ Long không rác thải nhựa” đã thu hút được đông đào tầng lớp nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội tham gia. Theo đó, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã tăng cường tuyên truyền, vận động du khách hạn chế sử dụng chai nhựa, túi ni lông khi tham quan vịnh. Bắt đầu từ tháng 9-2022, huyện đảo Cô Tô ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức cấm du khách mang chai và túi nhựa ra đảo nhằm thúc đẩy du lịch bền vững.

Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong hưởng ứng chương trình “Chung tay vì một Hạ Long không rác thải nhựa”, ông Đào Mạnh Lượng, Chi hội Tàu du lịch Hạ Long chia sẻ: “Một hành động nhỏ của du khách sẽ giúp cho Vịnh Hạ Long, cho các hòn đảo giữ được không khí và môi trường trong lành, hạn chế tối đa lượng rác thải ra môi trường và đại dương. Chi hội tàu chúng tôi cam kết không sử dụng sản phẩm từ nhựa dùng một lần cho các hoạt động dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long đồng thời chúng tôi cũng tham gia mô hình “Cánh buồn xanh” của UBND ỉnh Quảng Ninh thành lập, theo đó các chủ tàu đều phải đạt được các tiêu chí du lịch bên vững””.

Cùng với Quảng Ninh, Đà Nẵng, hiện nhiều tỉnh thành khác trên cả nước cũng đồng loạt ban hành những kế hoạch hành động vì môi trường không rác thải nhựa mà trước hết là các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân thông qua việc giảm sử dụng các sản phẩm nhựa một lần trong tiêu dùng, sinh hoạt…cùng các hoạt động làm sạch môi trường, làm sạch bãi biển đã trở thành những phong trào trong các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư.

Thống kê cho thấy hiện nay tại Việt Nam, mạng lưới đối tác và các bên liên quan về vấn đề rác thải nhựa đại dương có khoảng 70 dự án và chương trình được thực hiện tại 19/28 tỉnh thành ven biển và các huyện đảo.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu vào tháng 5/ 2022 đã thêm một lần nữa khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong hành động cụ thể để đạt được Thỏa thuận toàn cầu về giải quyết vấn đề rác thải nhựa.

Hình thành thói quen tiêu dùng xanh

Trước những thách thức ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đại dương do sử dụng quá nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần trong đời sống tiêu dùng. Tại Việt Nam, cùng với nhiều chủ trương, chính sách được ban hành nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ trong việc phát động phong trào chống rác thải nhựa, đã có nhiều hành động, chương trình cụ thể được lan tỏa.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phân phối, kinh doanh bán lẻ, đã chung tay loại bỏ dần thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy ra khỏi hệ thống phân phối, thương mại.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam. Hiện, nhiều đơn vị đang thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng xanh, nỗ lực chung tay giảm rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon. Việc thay đổi thói quen sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần trong thời gian ngắn không dễ dàng. Bên cạnh các cơ chế, chính sách của nhà nước, và chương trình khuyến khích đến từ các nhà bán lẻ thì ý thức của mỗi người dân đóng vai trò rất quan trọng.

Cũng theo bà Lê Việt Nga, hiện nhiều siêu thị lớn của Việt Nam đã có những hành động cụ thể và thiết thực để giảm thiểu túi nilon cũng như khuyến khích dùng túi sử dụng nhiều lần, chương trình tích điểm khi không sử dụng túi nilon.

Theo đó, các doanh nghiệp như Co.op mart Việt Nam, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh, siêu thị Big C Đà Nẵng, Big C Hà Nội… đã sử dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối thay thế dần túi nilon. AEON có dịch vụ “Cho thuê túi môi trường”, khách hàng sẽ được hoàn tiền khi mang trả túi cho lần mua hàng tiếp theo.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ - Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại AEON Việt Nam thông tin: AEON Việt Nam đã có nhiều sáng kiến trong việc giảm thiểu túi phân hủy sinh học nói riêng và các sản phẩm nhựa dùng một lần nói chung. Theo đó, triển khai Quầy thanh toán ưu tiên cho khách hàng không dùng túi phân hủy sinh học; giảm lượng túi phân hủy sinh học; nâng cao nhận thức cho toàn thể nhân viên của AEON Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo về môi trường hàng năm…

Anh Nguyễn Đức Tiến, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên TP. Hà Nội cho biết, hiện Ban Thường vụ Thành đoàn đã xây dựng kế hoạch triển khai mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa” trên toàn thành phố, bước đầu triển khai thí điểm tại chợ Văn La (phường Phú La, quận Hà Đông) và chợ Phú Gia (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Với mong muốn, mỗi tổ chức, gia đình, cá nhân cùng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc hạn chế rác thải nhựa, Đoàn Thanh niên đã tích cực tuyên truyền, vận động lan tỏa trong cộng đồng, nhằm giảm dần và tiến đến “nói không” với rác thải nhựa dùng một lần.

tm-img-alt
Thành đoàn Hà Nội triển khai mô hình Chợ dân sinh không rác thải nhựa

Còn anh Nguyễn Ngọc Thanh, đoàn viên phường Phú Thượng cho biết: “Để thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa và ni lông trong mua, bán hàng của tiểu thương và người dân, các đoàn viên thanh niên chúng tôi phải thực hiện nguyên tắc “mưa dần thấm lâu”, thường xuyên tuyên truyền”…

Có thể thói quen tiêu dùng sử dụng túi nilong một lần khó phân hủy của người dân chưa thể thay đổi một sớm một chiều, tuy nhiên, cùng với nhiều giải pháp đồng bộ và cùng với việc Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định 45 Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được ban hành và có hiệu lực, chắc chắn thời gian tới ý thức, nhận thức của người dân sẽ thay đổi lớn. Từ đó hình thành thói quen tiêu dùng xanh góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa cũng chính là bảo vệ đại dương xanh của chúng ta.

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: Nước mắt của biển và hành động của chúng ta - Bài 2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo congthuong.vn

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới