Thứ bảy, 27/04/2024 08:50 (GMT+7)

Phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường Đồng bằng sông Hồng

Ngọc Anh -  Thứ ba, 12/07/2022 15:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 12.7.2022, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết; ông Lê Quân, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội; ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết đồng chủ trì hội thảo.

tm-img-alt
Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết phát biểu khai mạc. Ảnh: Tư liệu

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Tuấn Anh đề nghị lãnh đạo các bộ ngành, đại diện lãnh đạo các địa phương và các nhà khoa học tập trung thảo luận vào một số nội dung chính:

Đánh giá, làm rõ những thành tựu, kết quả đạt được cũng như chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển; làm sâu sắc hơn được tiềm năng, lợi thế các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường của toàn vùng và từng địa phương, vùng.

Đánh giá toàn diện các kết quả, thuận lợi và khó khăn về việc ban hành, tổ chức thực hiện và hiệu lực, hiệu quả các cơ chế, chính sách mang tính toàn vùng, nhất là vấn đề liên kết để tối ưu hóa nguồn lực phát triển, việc thu hút nguồn lực xã hội - xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên - môi trường và nguồn nhân lực tại các địa phương và vùng đồng bằng sông Hồng thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp mới nhất là ban hành, cơ chế, chính sách, bổ sung nguồn lực mới đảm bảo phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng cho từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực…

Đánh giá toàn diện các kết quả, thuận lợi và khó khăn về việc ban hành, tổ chức thực hiện và hiệu lực, hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm phát triển văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực tại các địa phương và vùng thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp mới nhất là ban hành, cơ chế, chính sách, bổ sung nguồn lực mới đảm bảo phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng cho từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục –đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực.

Tập trung làm rõ các vấn đề đặt ra nhằm phát triển từng địa phương, vùng cho từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục –đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực, nhất là các mâu thuẫn, xung đột lợi ích trong khai thác, quản lý, sử dụng các tài nguyên khoáng sản, du lịch, văn hóa và các cơ chế chính sách thu hút nguồn lực nhằm thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…. Từ đó, đề xuất Ban Chỉ đạo tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tích hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phân tán, nhỏ lẻ trong từng lĩnh vực, của từng địa phương để phục vụ lợi ích chung của toàn vùng với từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực.

Làm rõ hơn về xu hướng tất yếu và lợi ích của các địa phương khi tăng cường liên kết vùng về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học- công nghệ, tài nguyên- môi trường và nguồn nhân lực, nhất là trong bối cảnh tình hình mới; các phương thức, biện pháp để tăng cường hợp tác, liên kết vùng trong phát triển các lĩnh vực này … từ đó, tham mưu cho các Bộ ngành và cấp ủy các địa phương tiếp tục thay đổi tư duy, nhận thức và hành động về liên kết vùng trong từng lĩnh vực để huy động tối đa các nguồn lực phân tán, nhỏ lẻ của từng lĩnh vực, từng địa phương tạo thành sức mạnh tổng hợp cho vùng.

Đặc biệt, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của các lĩnh vực văn hóa, xã hội, KHCN, môi trường, cùng với việc nắm rõ bối cảnh tình hình mới, phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế, tồn tại và cùng đề xuất các quan điểm phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, KHCN, môi trường vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường Đồng bằng sông Hồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới