Thứ bảy, 27/04/2024 08:26 (GMT+7)

Phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ năm, 21/07/2022 10:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chăn nuôi gia cầm sẽ dẫn đến một lượng chất thải có thể gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải có biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả.

tm-img-alt
Thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi tại nhiều địa phương. Ảnh IT

Hiện nay ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề của toàn cầu. Hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng không chỉ do sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp, mà còn chiếm tỷ trọng lớn từ sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất không cao, hiệu quả chăn nuôi thấp.

Ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi đang ngày càng nghiêm trọng khi người dân thì đua nhau chăn nuôi gia súc vì lợi nhuận ngày càng tăng của nó mà không có ý thức đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý chất thải hợp lý. Nguồn chất thải xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên quá nhiều dẫn đến ô nhiễm nguồn đất ở khu vực chăn nuôi, báo động ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí, đe dọa cuộc sống của người dân.

Các chất thải từ chăn nuôi chủ yếu là phân của các động vật, gia súc có tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng động, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, cho năng suất thấp, sức đề kháng của gia súc bị giảm sút nguy cơ phát dịch bệnh cao. Đến cuối cùng đó là giảm sút về kinh tế.

Theo nghiên cứu thì tỷ lệ hộ chăn nuôi có khu xử lý chất thải rất thấp, nông hộ chỉ đạt 15%, gia trại 37,5% và chăn nuôi trang trại chỉ đạt 35,71%. Trong đó hộ có khu xử lý đa phần lại sát với khu chăn nuôi ở nông hộ là 100%, trang trại và gia trang trại cũng tương tự. Cách thức xử lý chất thải hầu như chưa có. Nông hộ chỉ có 5 – 8,3% xử lý biogas do chất thải rắn và lỏng.

Với chăn nuôi gia cầm cả loại hình trang trại và gia trang trại sử dụng biogas là rất thấp chỉ là 3,57% - 12%. Số hộ ủ phân tươi tương ứng là 13,33; 15,63 và 3,75%. Số hộ ủ có độn tương ứng là 13,33; 12,50 và 17,86%. Trong đó chăn nuôi trang trại với lượng phân lớn cho nên số hộ bán chiếm cao nhất là 25%. Còn một tỷ lệ khá lớn phân và chất thải lỏng không được xử lý thải trực tiếp ra sông, suối và đất. Với chất thải rắn: nông hộ: 31,66%; gia trại: 21,88% và trang trại là 21,43%. Với chất thải lỏng tỷ lệ này rất cao tương ứng ở 3 loại hình là: 73,74% và 71,87% và 75,00%.

Vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm của mọi người, chính quyền địa phương và các chủ hộ chăn nuôi. Nhằm khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, trước mắt các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức, năng lực cho người chăn nuôi các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dần hình thành quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, hạn chế chăn nuôi manh mún, xen kẽ trong khu dân cư; các trang trại phải có biện pháp bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu xử lý ô nhiễm, sử dụng hệ thống biogas trong chăn nuôi…

Chính vì vậy, cần phải có biện pháp để xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm triệt để và hiệu quả. Một số phương pháp xử lý chất thải gia cầm dưới đây để có thêm hiểu biết và kinh nghiệm hữu ích.

tm-img-alt
Ảnh hưởng tiếng ồn, ô nhiễm từ các trang trại ở Hiệp Hòa, Bắc Giang gây bức xúc cho người dân. Ảnh IT

Phương pháp ủ phân hữu cơ (Compost)

Ủ phân hữu cơ (Compost) là một trong những giải pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm khá hiệu quả. Phương pháp này sẽ sử dụng phân của gia cầm thông qua hoạt động gián gián tiếp hoặc trực tiếp của vi sinh vật phân hủy và tạo nên phân bón hữu cơ cung cấp cho cây trồng. Như vậy với cách này, vừa có thể xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm vừa tạo ra nguồn phân bón giàu chất dinh dưỡng.

Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm - Môi Trường Đại Thắng Lợi

Cách xử lý theo phương pháp ủ phân hữu cơ được thực hiện cụ thể như sau: Chuẩn bị một diện tích đất không bị ngập nước, trải một lớp bã phế thải trồng trọt hoặc một lớp rác với độ dày khoảng 20cm. Tiếp theo lót một lớp phân gia cầm khoảng 20 đến 50% so với rác. Sau đó tưới nước để có độ ẩm khoảng 45 đến 50% rồi lại trải tiếp một lớp bã phế thải, rác lên trên…

Thực hiện tương tự cho đến khi đống ủ đủ chiều cao. Cuối cùng sử dụng bạt hoặc tấm ni lông… để che kín đống phân ủ. Cứ khoảng 1 tuần thì lại tiến hành đảo đều đống phân ủ và thêm nước để đảm bảo duy trì độ ẩm khoảng 45 đến 50%. Sau đó lại đậy kín bạt, tấm ni lông vào như cũ.

Phương pháp ủ phân này hoàn toàn là do sự lên men một cách tự nhiên. Tuy nhiên cũng có thể bổ sung thêm men hoặc tổ hợp vi sinh vật và đống phân ủ thì sẽ nhanh hơn. Phân ủ này được sử dụng cho trồng trọt, giúp làm tơi xốp đất, tăng khả năng hấp thụ khoáng cho cây trồng đồng thời giúp giải quyết được vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm.

Phương pháp bằng men sinh học

Phương pháp này đã có từ lâu và được áp dụng rộng rãi ở nhiều người. Từ đầu những năm của thập kỷ 80 người ta đã biết sử dụng các chất men làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra, được gọi là Chế phẩm EM (viết tắt của từ tiếng Anh: Effective Microorganisms) nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu. Lúc đầu các chất này phải nhập từ nước ngoài nhưng hiện nay trong nước đã sản xuất được.

Các chất men được nghiên cứu và sản xuất trong nước khá đa dạng, phong phú và phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên của nước ta. Các men sinh học này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như để bổ sung vào nước thải, dùng trộn vào thức ăn, phun vào chất thải để giảm mùi hôi hoặc phun vào chuồng nuôi…

Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm - Môi Trường Đại Thắng Lợi

Phương pháp bằng ô-zôn (O3)

Thêm một biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm hiệu quả chính là sử dụng ô-zôn (O3). Các này có thể xử lý nhanh và triệt để các chất hữu cơ và khí độc sinh ra trong các bể gom chất thải chăn nuôi gia cầm.

Để thực hiện cách này, người ta tiến hành gom hết chất thải chăn nuôi vào một bể sau đó bổ sung khí ôzôn (O3) vào quá trình sục khí. O3 là chất không bền nên dễ dàng bị phân hủy thành oxi nguyên tử và oxy phân tử: O3 → O2 + O. Mặc dù Oxy nguyên tử tồn tại trong thời gian ngắn nhưng lại có tính oxi hóa rất mạnh nên giúp cho quá trình xử lý chất thải trở nên nhanh chóng và hữu hiệu.

Sử dụng phương pháp này còn giúp tiêu diệt được một lượng nấm mốc, vi khuẩn, vi rút và khử được mùi trong dung dịch chất thải chăn nuôi gia cầm. Để thực hiện phương pháp này khá tốn kém nhưng mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi sử dụng ô-zôn để xử lý chất thải phải đảm bảo có nồng độ phù hợp, không để dư thừa vì chính ô-zôn cũng là chất có khả năng gây độc.

Phương pháp sử dụng công nghệ ép tách phân

Đây là biện pháp xử lý chất thải sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và mang đến hiệu quả rất cao. Hiện nay ngày càng nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng phương pháp này. Với nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách được hầu hết các tạp chất rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi gia cầm. Mặc dù đầu tư ban đầu cho phương pháp này là khá lớn nhưng đem lại hiệu quả lâu dài và tối ưu.

Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm - Môi Trường Đại Thắng Lợi

Khi hỗn hợp chất thải chăn nuôi gia cầm đi vào máy ép tách phân qua lưới lọc thì các chất rắn sẽ được giữ lại, ép khô và đẩy ra ngoài để xử lý riêng. Còn lượng nước sẽ theo một đường riêng để chảy ra bên ngoài hoặc chảy xuống bể KSH để xử lý tiếp. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể điều chỉnh độ ẩm của phân khô sao cho phù hợp./.

Bạn đang đọc bài viết Phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới