Thứ bảy, 20/04/2024 11:11 (GMT+7)

Quản lý, xử lý chất thải y tế có chứa thủy ngân

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ hai, 25/07/2022 08:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc quản lý, xử lý chất thải y tế, trong đó có chất thải y tế có chứa thủy ngân phải bảo đảm các yêu cầu cần thiết nhằm giảm tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người.

tm-img-alt

Ô nhiễm thủy ngân là một vấn đề môi trường nghiêm trọng toàn cầu về môi trường và sức khỏe con người. Sự phổ biến sử dụng thủy ngân đang ngăn cản những nỗ lực cải thiện tình trạng sức khỏe cộng đồng.

Thủy ngân là một kim loại đặc biệt, ký hiệu hóa học là Hg. Nó là kim loại duy nhất ở thể lỏng 0 độ C, màu trắng bạc, sôi ở 375 độ C, thời gian bán hủy là 15 đến năm. Thủy ngân rất dễ bay hơi vì nhiệt độ bay hơi của nó rất thấp. Ở 20 độ C nồng độ bão hòa của hơi thủy ngân tới 20mg/l, rất nguy hiểm. Thủy ngân kết hợp với các a xít tạo thành muối thủy ngân. Thủy ngân tác dụng với kim loại tạo thành amalgam.

Thủy ngân đã được con người sử dụng cách đây 3500 năm. Cách sử dụng kim loại thủy ngân và thần sa đã từng tồn tại ở Trung Hoa và Ấn Độ từ hàng ngàn năm nay. Người Hy Lạp từ xưa đã biết tách thủy ngân từ các quặng kim loại dùng làm thuốc. Người La Mã cũng đã cũng đã sử dụng thủy ngân để điều trị nhiều loại bệnh tật. Thuốc có chứa thủy ngân để điều trị các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng, lợi tiểu, sát trùng.

Đến năm 1643 Torricelli phát minh ra dụng cụ đo nhiệt gọi là nhiệt kế sơ khởi và năm 1720 Fahrenheit sử dụng nhiệt kế thủy ngân đưa vào nghiên cứu khao học. Hiện nay toàn thế giới sản xuất ra khoảng 9000 tấn thủy ngân, trong đó có 5000 tấn rơi vào các đại dương.

Các hợp chất thủy ngân được sử dụng làm thuốc trừ nấm trong nông nghiệp, làm phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. Trong khoa học thủy ngân được sử dụng để chế tạo các dụng cụ phòng thí nghiệm để đo nhiệt độ, áp suất. Trong kỹ nghệ thì thủy ngân là hóa chất quan trọng để chế tạo các đền hơi thủy ngân, các máy nắn và ngắt dòng, các thiết bị kiểm tra công nghệ. Những phương tiện được sử dụng trong xây dựng và gia dụng như bộ ổn nhiệt, thiết bị đo áp lực cũng có thể chứa thủy ngân. Các chất như thuốc hãm màu, chất bảo quản, hóa chất phòng thí nghiệm, chất tẩy rửa và các sản phẩm khác cũng có thể chứa thủy ngân.

Nhiều dụng cụ, trang thiết bị đang được sử dụng trong, bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh có chứa thủy ngân. Kim loại này thường có trong nhiệt kế, huyết áp kế. Thủy ngân có thể được giải phóng từ những sản phẩm đó do chúng không bao giờ đóng kín hoàn toàn. Khi thải bỏ chúng không đúng cách luôn làm ô nhiễm môi trường.

Việc thải bỏ chất thủy ngân một cách nhanh chóng mà không xử lý một cách phù hợp thì chỉ để tạm thời yên tâm thôi. Chúng ta có thể không nhận biết những mối nguy hiểm chắc chắn đang rình rập. Với điều kiện nhiệt độ trong nhà bình thường thì một lượng lớn thủy ngân có thể chuyển sang trạng thái khí.

Các nhân viên y tế và bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm một liều khí thủy ngân rất độc hại. Trong thông tư liên tịch Số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT Quy định về Quản lý chất thải y tế, tại điều 4 quy định chất hàn răng amalgam thải bỏ là một loại chất thải nguy hại không lây nhiễm cần phải xử lý. Các chất thải chứa thủy ngân khác đều là chất thải nguy hại và phải xử lý theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu.

Chất thủy ngân thải bỏ làm ô nhiễm môi trường toàn cầu, ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn nước và các động vật sống trong đó. Thủy ngân trong nước và trong đất ẩm ướt có thể chuyển thành thủy ngân hữu cơ vô cùng độc hại. Thậm chí một liều nhỏ cũng làm tổn hại não và toàn bộ hệ thần kinh. Thủy ngân hữu cơ cũng được tích lũy trong cơ thể các động vật bị phơi nhiễm.

Hoạt động y tế được coi là một nguồn phát thải thủy ngân đáng kể. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) xác định một số sản phẩm liên quan tới y tế là những nguồn thủy ngân nhân tạo. Đó là đèn huỳnh quang, nhiệt kế, huyết áp kế và các dụng cụ y tế khác, amagal trong nha khoa, xử lý rác thải y tế, thiêu đốt chất thải chứa thủy ngân, các bãi rác, lò thiêu xác. Các nguồn gây ô nhiễm thủy ngân khác bao gồm đốt than của nhà máy nhiệt điện, sản xuất Chloralkali làm chất tẩy rửa và khai thác vàng thủ công.

Tại Việt Nam, qua điều tra nhanh của chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) năm 2007, ước tính tổng số nhiệt kế bị vỡ hàng năm là 447.588 chiếc và tổng lượng thủy ngân thải ra từ nhiệt kế và huyết áp kế vỡ là 550 kg/năm. Theo điều tra của Cục Quản lý môi trường y tế năm 2011 thì lượng thủy ngân sử dụng tạo amalgam để hàn răng trong nha khoa dao động từ 151g – 5.000g/bệnh viện/năm.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) và UNEP đều ghi nhận rằng thủy ngân là một vấn đề toàn cầu về sức khỏe và môi trường .Hội đồng điều hành UNEP đại diện cho các nước thành viên quyết định việc giảm tích lũy hợp chất methyl thủy ngân là một ưu tiên môi trường của thế giới. Tổ chức y tế thế giới cũng đã có sáng kiến vận động thay thế các dụng cụ y khoa chứa thủy ngân bằng các trang thiết bị

Nhận thức được mối quan ngại nêu trên, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã có Quyết định số 25/5 ngày 20/2/2009 nhằm cho ra đời một công cụ quản lý toàn cầu về thủy ngân – Công ước Minamata về Thủy ngân.

Nội dung chính của Công ước Minamata về Thủy ngân là đưa ra quy định kiểm soát các hoạt động liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, vận chuyển, sử dụng, lưu trữ và thải bỏ thủy ngân nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường do phát thải nhân sinh của thủy ngân và các hợp chất thủy ngân. Các quốc gia thành viên sau khi ký kết sẽ có lộ trình đến giai đoạn năm 2020- 2025 để thực thi các quy định của Công ước.

Sau nhiều bước chuẩn bị và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1811/QĐ-TTg ngày 04/10/2013, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị đại diện quốc gia tại Nhật Bản vào tháng 10/2013 và thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Công ước Minamata về Thủy ngân.

Hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa, viêm thận, rối loạn thần kinh, giảm clo huyết, nhiễm a xit, gây viêm loét trong miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng và bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.

Nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp do tiếp xúc với nồng độ thấp kéo dài. Các triệu chứng chủ yếu trên hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh. Các ảnh hưởng khác gồm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiết niệu...

Tiếp xúc lâu dài với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp,... Thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen và gây quái thai. Bệnh nhân có thể có cảm giác đau lan tỏa hay bong da bàn tay và bàn chân. Từ năm 1976, Việt Nam đã công nhận bệnh nhiễm độc thủy ngân là bệnh nghề nghiệp được đền bù.

Bạn đang đọc bài viết Quản lý, xử lý chất thải y tế có chứa thủy ngân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ