Thứ tư, 15/05/2024 00:14 (GMT+7)

Quan tâm đến giáo dục trẻ là con công nhân người lao động ở khu công nghiệp

Yên Hoà (T/h) -  Thứ hai, 17/10/2022 16:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 5 khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, các khu vực này thu hút đông công nhân trong và ngoài tỉnh nên để người lao động yên tâm làm việc tỉnh đã quan tâm phát triển mạng lưới trường lớp học, mở rộng các trường mầm non.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 366 cơ sở giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (108 cơ sở công lập và 258 cơ sở ngoài công lập) với hơn 67,4 nghìn trẻ.

Các cơ sở này bảo đảm về cơ sở vật chất, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 91,8%. Hơn 6,5 nghìn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang làm việc với tỷ lệ 1,86 giáo viên/lớp.

Toàn tỉnh hiện có 366 cơ sở giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (108 cơ sở công lập và 258 cơ sở ngoài công lập) với hơn 67,4 nghìn trẻ.

5 khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, TP Bắc Giang. Riêng huyện Việt Yên có 3  khu công nghiệp nối liền nhau với khoảng 120 nghìn công nhân ở trọ (số liệu ước tính của UBND huyện Việt Yên ở thời điểm hiện tại). Đến tháng 9/2022, tại đây có gần 14 nghìn trẻ mầm non nhưng con số này liên tục biến động do có thời gian các bé ở cùng bố mẹ, khi lại về quê với ông bà.

Vì vậy, để người lao động yên tâm làm việc, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm phát triển mạng lưới trường lớp học, đặc biệt thu hút các nguồn lực xây mới, mở rộng các trường mầm non xung quanh khu công nghiệp.

Tại huyện Việt Yên, số trẻ mẫu giáo tăng hằng năm, nhu cầu gửi trẻ của người lao động rất cao. Địa phương đã ưu tiên tối đa nguồn lực cho hoạt động giáo dục mầm non. Toàn huyện hiện có 26 trường mầm non, trong đó có 19 trường công lập, 7 trường tư thục và 44 cơ sở mầm non độc lập tư thục.

Năm học 2022-2023, huyện đưa thêm 2 trường mầm non tư thục Hạnh Phúc ở xã Việt Tiến và Bảo Ngọc tại xã Tăng Tiến vào hoạt động với quy mô từ 10-15 nhóm lớp.

Hiện nay, UBND xã Hồng Thái tập trung đẩy mạnh giải phóng mặt bằng để xây trường mầm non ra khu đất mới tại thôn Như Thiết với diện tích gần 12 nghìn m2.

Ngoài hệ thống trường công lập, nhiều cơ sở mầm non tư thục được đầu tư xây dựng khang trang như: Vshool (xã Hồng Thái); Âu Cơ 2 (thị trấn Nếnh); Hoa Sen (xã Quang Châu).

Gần đây, các trường quanh khu công nghiệp quan tâm cải thiện chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Phòng GD&ĐT các huyện, TP thường xuyên bồi dưỡng kiến thức mới về nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, hỗ trợ tham gia kiểm định chất lượng, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Số trẻ bị suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân và thấp còi chỉ từ 0,65-1,62%; trẻ thừa cân, béo phì chiếm 0,6%.

Ngoài đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp, từ năm 2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập giai đoạn 2021-2025. Theo Nghị quyết này, các trường mầm non ngoài công lập thành lập mới phù hợp với quy hoạch được thuê đất và miễn tiền thuê đất, được hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây phòng học. Con của người lao động đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp được hỗ trợ 160 nghìn đồng/trẻ/tháng. Giáo viên dạy tại nhóm lớp có từ 30% trẻ em là con công nhân trong các khu, cụm công nghiệp trở lên được hỗ trợ 800 nghìn đồng/tháng.

Cùng đó, tỉnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục mầm non, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển trường lớp mầm non phục vụ nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ là con công nhân, người lao động ở khu công nghiệp.

Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, hằng năm số trẻ mầm non ở khu công nghiệp tiếp tục gia tăng. Trong khi khu vực này còn 59 phòng học tạm, 27% công trình vệ sinh chưa đúng quy cách và một số bếp ăn chưa đạt chuẩn. Ngành giáo dục đang thiếu giáo viên mầm non, riêng KCN thiếu khoảng 1 nghìn người. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các cơ sở tư thục, đặc biệt là các nhóm lớp độc lập không ổn định do thu nhập chưa cao, công việc vất vả, nguồn tuyển giáo viên rất khó. Nhiều cơ sở đang đối mặt với tình trạng giáo viên bỏ đi làm công nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Dự báo đến năm 2025, trên địa bàn các khu công nghiệp có khoảng 75 nghìn trẻ (tăng hơn 7 nghìn trẻ so với năm 2022). Để đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc trẻ, thời gian tới, các huyện, TP thường xuyên rà soát mạng lưới trường lớp, dự báo mức gia tăng quy mô học sinh trong những năm tiếp theo để có kế hoạch đầu tư phù hợp.

Bạn đang đọc bài viết Quan tâm đến giáo dục trẻ là con công nhân người lao động ở khu công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thi hành kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng
Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH
Bài thơ: Cảm ơn người
Cảm ơn người vì đã đến bên ta////Đã sưởi ấm tim ta trong phút chốc ///Rồi rời đi bỏ lại ta đơn độc///Giữa biển đời lạc lõng đầy dối gian
Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.