Thứ bảy, 27/04/2024 06:16 (GMT+7)

Chất VOC gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

MTĐT -  Thứ ba, 10/09/2019 11:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi bị cháy VOC sẽ bị bay hơi và có khả năng kết hợp với chất hữu cơ vô hại khác làm ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng cho sức khỏe con người.

VOC là cụm từ viết tắt của Volatile organic compounds. Là các chất hữu cơ ở dạng rắn hoặc lỏng có thể bay hơi một cách tự nhiên khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại nhiệt độ thường. 

Trong các dây chuyền cung ứng quần áo và giầy dép, hợp chất này được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm hóa học. Một số VOC được sử dụng trong keo dính, sơn, lớp phủ vải và da, mực in lụa và da tổng hợp.

VOC có thể tìm thấy như tạp chất trong nhựa sử dụng polystyrene dùng cho sản xuất khung plastic. Ngoài ra nó có thể được sử dụng trong các quy trình như vệ sinh khô, cũng như các thao tác hoàn thiện và khử mỡ hoặc vệ sinh.

Một số đồ vật trong nhà chứa VOC

Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng VOC gây hại đến sức khỏe con người. VOC dễ dàng trở thành khí hoặc hơi, và phơi nhiễm có thể xuất hiện khi hít phải. Chúng cũng có thể đi vào cơ thể khi nuốt phải thức ăn hoặc nước nhiễm bẩn, hoặc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với da.

Con người dễ bị dị ứng, đau đầu, chóng mặt, kích ứng mắt, run rẩy, lú lẫn hoặc bất tỉnh do phơi nhiễm ngắn hạn với mức VOC cao. Phơi nhiễm lâu dài với mức cao có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, gan và thận.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Mỹ thì 10% hợp chất gây ô nhiễm môi trường là do hàm lượng VOC từ trong sơn thải ra, là các hợp chất hữu cơ bay hơi thoát ra từ quá trình sơn (ngoại trừ nước), từ hai thành phần chính trong sơn là dung môi và chất phụ gia.

VOC có ở hầu hết các loại sơn như sơn dầu, sơn nội thất, ngoại thất, keo hồ, các sản phẩm chùi dọn, dung môi làm loãng sơn, xăng dầu…

VOC có ở hầu hết các loại sơn như sơn dầu, sơn nội thất, ngoại thất, keo hồ, các sản phẩm chùi dọn, dung môi làm loãng sơn, xăng dầu… Khi bị cháy chúng sẽ bay hơi và có khả năng kết hợp với chất hữu cơ vô hại khác hoặc các thành phần phân tử khác trong không khí tạo ra những hợp chất mới gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính và gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người.

VOC gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng VOC bên trong nhà có thể cao hơn 10 lần so với bên ngoài. Có thể tăng cao đến hơn 1.000 lần sau khi sơn một lớp sơn mới lên tường. 

Để tránh tiếp xúc với VOC, nên hạn chế sử dụng sản phẩm tiết ra nhiều VOC hơn các sản phẩm khác; không tiếp xúc với khói thuốc lá. Tránh sử dụng ngay đồ đạc mới được sơn, nhà mới sửa chữa. Nếu không thể làm được như vậy, hãy mở các cửa trong nhà để thông hơi, thoáng khí. Không pha các loại thuốc tẩy rửa hoặc dung môi khác nhau trong nhà ở. Không đem quần áo mới giặt khô vào nhà, nếu vẫn còn mùi ẩm. Khi mang quần áo giặt khô về, hãy lấy ra khỏi túi ni lông và treo chỗ thoáng khí một thời gian trước khi sử dụng.

PV (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Chất VOC gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới