Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, kết quả trồng rừng lim, giổi, lát 6 tháng qua đến từ sự chủ động, nỗ lực của các địa phương, đồng thời sự chung tay, huy động nguồn lực xã hội để trồng rừng đã góp vào thành công chung này.
Cùng với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên GAIA, tính đến nay, Manulife Việt Nam đã giúp trồng được hơn 7,000 cây phủ xanh hơn 7 héc-ta rừng trong chuỗi chương trình khuyến khích khách hàng cùng trồng rừng.
Từ đầu năm 2022 đến nay, TP Móng Cái đã trồng được 391,5ha rừng, đạt 78,3% kế hoạch, trong đó diện tích trồng rừng gỗ lớn là 47,1ha, đạt 72,3% kế hoạch.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, 6 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới và số lượng cây phân tán theo Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, gần bằng kế hoạch cả năm 2022.
Ngày 5/6, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức hoạt động “Ngày Môi trường ta đi trồng cây” nhằm góp phần phủ xanh các khoảnh rừng trống trong diện tích rừng phòng hộ tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Ngày 5/6, UBND Bình Thuận tổ chức Lễ phát động trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. NovaGroup là đơn vị đồng hành trong sự kiện này.
Hoạt động này góp phần tái tạo, phục hồi và tái sinh rừng và hệ sinh thái, góp phần làm hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và chào mừng Ngày Môi trường Thế giới
Sáng ngày 28/5, Bộ TN&MT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động quốc gia hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5); Ngày môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường tại huyện Tiên Yên.
Vừa qua, tại huyện Lắk, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ phát động phong trào toàn dân tích cực trồng, chăm sóc và chống các hành vi vi phạm công tác bảo vệ, phát triển rừng.
Trong năm 2022, huyện Nậm Nhùn - Lai Châu được giao trồng mới 390 ha rừng bao gồm 300 ha quế và cây gỗ lớn, 90 ha rừng phòng hộ. Huyện Nậm Nhùn phấn đấu trồng mới 540 ha quế, 45 ha rừng phòng hộ và 50 ha cây gỗ lớn.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, 70% trong 617.779ha đất tự nhiên của Quảng Ninh là diện tích rừng và đất lâm nghiệp, được phân bổ tại cả 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.
Với dự án “Trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh”, mục tiêu là khôi phục rừng tự nhiên bằng hình thức trồng cây rừng bản địa thông qua vận động cộng đồng đóng góp 50.000 đồng/cây lâm nghiệp bản địa.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND về trồng cây, trồng rừng giai đoạn 2021-2025 tại các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố và các Công ty TNHH Lâm nghiệp tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp và đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn.
Việc phủ xanh toàn bộ bãi thải không chỉ cải tạo bề mặt, tránh phong hóa, chống xói mòn, sạt lở, chống bụi mà còn góp phần phục hồi môi trường trên diện tích rộng lớn, xanh hóa vùng mỏ.
Giai đoạn 2020-2025, huyện Ba Chẽ phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và dược liệu của tỉnh. Để sớm hiện thực hóa mục tiêu này, huyện đang ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển đổi, nhân rộng các mô hình trồng rừng gỗ lớn.
Theo kế hoạch triển khai từ năm 2017, Bắc Kinh sẽ trồng tổng cộng hơn 66.000ha rừng vào cuối năm 2022 nhằm cải thiện sự đa dạng, tính kết nối và sự an toàn của hệ sinh thái.