Thứ sáu, 26/04/2024 23:57 (GMT+7)

Vì sao HĐND “phản đối” việc dùng ngân sách bù giá nước sông Đuống?

MTĐT -  Thứ hai, 02/12/2019 16:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thường trực Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội không chấp thuận đề xuất của UBND thành phố về việc dùng ngân sách trợ giá mua nước sạch của Nhà máy nước mặt sông Đuống.

Do giá nước bán buôn của Nhà máy nước mặt sông Đuống cho các công ty bán lẻ cao hơn giá bán đến từng hộ dân nên tháng 12/2018, liên ngành Tài chính - Xây dựng và Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội, Công ty nước mặt Sông Đuống đã đề nghị UBND TP Hà Nội lấy ngân sách bù giá nước để tránh nguy cơ thua lỗ cho các công ty kinh doanh nước sạch.

Chỉ riêng năm 2019, tổng số tiền dự kiến cấp bù mua nước sạch sông Đuống khoảng 200 tỷ đồng.

Nhà máy nước Sông Đuống chưa được nghiệm thu nhưng đã bán sản phẩm cho dân. Ảnh nguồn Internet

Sau khi xem xét đề xuất của liên ngành thành phố, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản xin ý kiến Thường trực HĐND thành phố Hà Nội về việc tiếp tục tạm thời thanh toán cho Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống theo giá bán buôn đã thống nhất là 7.700 đồng/m3 và chấp thuận phương án tạm thời trợ giá phần chênh lệch giữa giá thành sản xuất, phân phối, tiêu thụ với giá bán lẻ nước sạch bình quân.

Thường trực HĐND TP Hà Nội đã giao Ban kinh tế - ngân sách nghiên cứu, thẩm duyệt đề xuất của UBND thành phố và nhận thấy đề xuất trên là thiếu các yếu tố cần thiết so với quy định hiện hành và thiếu các yếu tố cần thiết. Vì vậy, Thường trực HĐND TP. Hà Nội không chấp thuận dùng ngân sách cho việc bù giá mua nước sạch sông Đuống.

Liên quan đến vụ việc, trả lời báo chí tại cuộc tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết giá nước mặt sông Đuống 10.246 đồng/m3 nước chỉ là giá tạm tính để phục vụ cho nhà đầu tư lập dự án đầu tư, khi dự án hoàn thành sẽ có quyết toán công trình sẽ ra giá thành cụ thể.

Ông Chung cũng khẳng định, TP chưa mất một đồng nào bù giá cho nước sạch suông Đuống. “Và chắc chắc là không bao giờ bù giá cho họ”, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định.

Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống, tổng vốn đầu tư cho dự án là gần 5.000 tỷ đồng (tương đương 224,4 triệu USD), trong đó vốn góp để thực hiện dự án là hơn 999,6 tỷ đồng (44,88 triệu USD), chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Vốn vay là gần 4.000 tỷ đồng.

Dự án có công suất cung cấp 54,75 triệu m3 nước sạch mỗi năm cho giai đoạn 1A và đã đi vào hoạt động trong quý I/2019. SDWTP đang triển khai giai đoạn 1B với công suất mở thêm tương ứng cũng 54,75 triệu m3 nước và dự kiến đi vào hoạt động trong quý IV/2019, nâng tổng công suất lên 109,5 triệu m3 nước mỗi năm.

Từ tháng 7/2017, Hà Nội tạm tính giá bán lẻ nước sạch đến từng hộ gia đình của nhà máy nước sạch sông Đuống là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT) với lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm.

Mức giá mua nước của nhà máy nước Sông Đuống hiện cao hơn nhiều so với mức giá mua của nhà máy nước sạch Sông Đà. Công ty Cổ phần Nước sạch sông Đà đang cấp nước sạch cho các đơn vị Viwaco và Hà Đông với giá bán 5.069,76 đồng/m3 và đang có lãi lớn.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao HĐND “phản đối” việc dùng ngân sách bù giá nước sông Đuống?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới