Thứ hai, 20/05/2024 12:20 (GMT+7)

Thái Nguyên: Quy định về quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng

Huyền Bùi -  Thứ năm, 09/05/2024 15:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cùng với quá trình đô thị hóa, từ nông thôn đến thành thị, không khó khi bắt gặp những công trình xây dựng. Điều này khiến lượng chất thải xây dựng phát sinh ngày càng nhiều tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại tới 5% GDP, tương đương với 10 tỉ USD vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lý tốt, trong đó 25-30% là rác thải xây dựng.

Số liệu báo cáo từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày tại những đô thị lớn của Việt Nam, như: Hà Nội, T.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... lượng chất thải rắn phát sinh ra môi trường khoảng 50.000 – 60.000 tấn, chất thải rắn xây dựng chiếm từ 12 – 15% tổng số lượng chất thải rắn đô thị. Trong khi đó, hiện nay các đô thị có khoảng trên 2.200 căn hộ (khoảng 6 triệu m2) được xây dựng vào thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước, khoảng 90% đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quy định về quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải và lộ trình bố trí quỹ đất thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh.

Theo quy định, chất thải rắn xây dựng là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ).

Quy định gồm 3 chương, 35 điều, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước; khu vực, địa điểm đổ thải đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa, lộ trình bố trí quỹ đất, đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung đối với các đô thị, khu dân cư tập trung chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; tuyến đường, thời gian vận chuyển đối với chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

tm-img-alt
Nhức nhối nạn đổ trộm chất thải xây dựng. (Ảnh: Internet)

Theo quy định, chủ đầu tư các công trình xây dựng có trách nhiệm: Tổ chức kiểm tra, giám sát kế hoạch thực hiện quản lý chất thải rắn xây dựng đảm bảo môi trường xây dựng theo quy định; đảm bảo chi phí cho việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng theo quy định…

Chủ đầu tư các công trình nhà ở có trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về việc quản lý chất thải tại công trình theo quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan; trường hợp các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển, phải thực hiện quản lý theo hướng dẫn của chính quyền địa phương…

Về lộ trình bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung, quy định nêu rõ: Tất cả các đô thị, khu dân cư tập trung thực hiện rà soát, xác định vị trí đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp theo quy hoạch và tình hình thực tế của từng địa phương. Việc xác định vị trí đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải là cơ sở để thực hiện việc bố trí quỹ đất đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Đối với các khu đô thị, khu dân cư tập trung chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải (trừ các khu đô thị, khu dân cư tập trung được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường): Đến năm 2025 có 30% khu đô thị, khu dân cư tập trung được bố trí quỹ đất để đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; đến năm 2030 có 70% khu đô thị, khu dân cư tập trung được bố trí quỹ đất để đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải; đến năm 2035, các khu đô thị, khu dân cư tập trung còn lại được bố trí quỹ đất để đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

tm-img-alt
Cần có giải pháp quản lý mới, áp dụng công nghệ hiện đại vào xử lý chất thải rắn xây dựng

Việc xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý nước thải phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Quy định cũng nêu rõ, trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu, bùn thải từ hệ thống thoát nước riêng Sở Xây dựng phải: Phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu thực hiện công tác quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn; phối hợp UBND cấp huyện, các Sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức điều tra, thống kê tình hình phát sinh chất thải rắn xây dựng; xác định các loại chất thải rắn xây dựng có khả năng tái chế, tái sử dụng cho các mục đích khác nhau; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn.

Tác hại của rác thải xây dựng đến môi trường 

Ảnh hưởng đến môi trường nước: Rác thải xây dựng xả bừa bãi vào kênh rạch, sông, hồ, ao,… sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. Một số chất thải xây dựng phân hủy sẽ khiến nguồn nước bị ô nhiễm, dẫn đến thủy sinh vật sống dưới nước bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Rác thải xây dựng có tác hại lớn đến môi trường không khí. Trong phế thải xây dựng có chứa các chất độc hại như amiang, chì,… Vì vậy, khi phế thải xây dựng được xả ra môi trường, đồng nghĩa với việc các chất độc hại có trong phế thải sẽ bốc hơi, xâm nhập vào môi trường và gây ô nhiễm không khí.

Ảnh hưởng đến môi trường đất: Rác thải xây dựng là một trong những nguồn gây ô nhiễm đất nghiêm trọng. Việc xả thải phế thải xây dựng không chỉ gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước mà còn gây nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến chất lượng đất và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Phế thải xây dựng có chứa nhiều chất độc hại, dễ gây ra hiện tượng đê tiêu, dẫn đến hư hại đất trồng trọt. Ngoài ra, kim loại, chất độc ô nhiễm còn tích lũy trong đất, ảnh hưởng đến rau mùa, củ quả và có thể xâm nhập vào cơ thể con người khi chúng ta sử dụng.

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên: Quy định về quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình sau 2 năm thi công
Cầu Bến Mới dự kiến tạo một trục kết nối giao thông hoàn chỉnh giữa các khu di tích Đền Trần, Phủ Dầy của tỉnh Nam Định và quần thể danh thắng Tràng An, Bái Đính của tỉnh Ninh Bình, tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.
‘Đại hội Da liễu Spa 2024’ quảng bá mỹ phẩm chui
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM ghi nhận có hơn 50 người đến tham gia hội thảo “Đại hội Da liễu Spa 2024”. Hội thảo này do Công ty Cổ phần Quốc tế Xuất nhập khẩu Nano Green tổ chức tại tầng 2 tòa nhà số 289 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3.
Trung Quốc: Mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng
Giới chức Trung Quốc cho biết mưa lớn đã trút xuống một số thành phố tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (miền Nam) và thành phố Nam Ninh vào cuối tuần, gây ngập úng nghiêm trọng và gián đoạn hoạt động giao thông.