Thứ hai, 13/05/2024 00:13 (GMT+7)

Tìm lời giải cho 4 nhóm vấn đề lương thực, thực phẩm cấp bách toàn cầu

MTĐT -  Thứ sáu, 14/04/2023 16:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ NN&PTNT phối hợp Ban Thư ký Chương trình Lương thực thực phẩm bền vững - Mạng lưới Một hành tinh của Liên Hợp Quốc tổ chức Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững.

Chủ đề lần này của Hội nghị diễn ra từ ngày 24 - 28/4/2023 tại Thủ đô Hà Nộ: Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm trong bối cảnh khủng hoảng mới.

4 nhóm vấn đề cấp bách

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết, hội nghị sẽ gồm 9 phiên họp chính thức, 1/2 ngày tham quan thực địa và 1 ngày họp tổng kết của Ủy ban Cố vấn Đa bên, Chương trình Lương thực thực phẩm bền vững. Địa điểm thăm quan của 5 nhóm thực địa tại Thái Nguyên, Bắc Ninh và trong đó có Hà Nội, điểm thăm quan đặc biệt với rất nhiều địa điểm.

Cụ thể, nhóm 1: Thăm mô hình an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi/một sức khoẻ tại Thái Nguyên. Nhóm 2: Thăm mô hình nông nghiệp tuần hoàn, áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam và toàn cầu tại Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 sẽ góp phần giải quyết 4 nhóm vấn đề lương thực, thực phẩm cấp bách hiện nay. 
Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 sẽ góp phần giải quyết 4 nhóm vấn đề lương thực, thực phẩm cấp bách hiện nay.

Nhóm 3: Thăm mô hình đa dạng hoá thị trường tiêu thụ (hệ thống chợ truyền thống, siêu thị) tại Long Biên, Hà Nội. Nhóm 4: Thăm mô hình nông nghiệp kế hợp du lịch sinh thái, cải thiện sinh kế tại Ba Vì, Hà Nội. Nhóm 5: Thăm mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm cho các bếp ăn tập thể, trường học tại Hà Nội và Bắc Ninh.

Hội nghị sẽ xem xét các rào cản, các khó khăn, thách thức chính liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, đồng thời thảo luận các giải pháp và đưa ra một loạt khuyến nghị có thể hành động, tập trung vào 4 nhóm vấn đề. Đó là, mô hình, kiến trúc toàn cầu về hệ thống lương thực thực phẩm; các chính sách và quản trị quốc gia và địa phương; các mô hình tiêu thụ và sản xuất; các phương thức thực hiện.

Ngoài ra, hội nghị sẽ giới thiệu những mô hình tốt, ví dụ điển hình về các sáng kiến liên quan đến việc thực hiện kế hoạch quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở cấp quốc gia và địa phương, cũng như các sáng kiến của Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về hệ thống lương thực thực phẩm (UNFSS).

Cơ hội quảng bá nông nghiệp Việt Nam

Theo báo cáo của FAO, nạn đói vẫn đang trên đà gia tăng và số người bị ảnh hưởng đã lên tới 828 triệu người vào năm 2021 - tăng thêm khoảng 46 triệu người so với năm 2020 và 150 triệu người so với năm 2019. Hiện nay có đến 3,1 tỷ người trên toàn thế giới vẫn không thể có khả năng có được một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chủ đề về an ninh lương thực, vì thế rất được quan tâm và thảo luận tại các diễn đàn song phương, đa phương, nhất là trong bối cảnh bất ổn chính trị, khủng khoảng an ninh lương thực, đứt gẫy chuỗi cung ứng do xung đột Nga - Ukraina và tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh…

Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 sẽ là cơ hội để quảng bá nông nghiệp Việt Nam.
Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 sẽ là cơ hội để quảng bá nông nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, Hội nghị lần thứ 4 sẽ góp phần quảng bá thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh lương thực và dinh dưỡng, nông nghiệp xanh, phát thải thấp gắn với phát triển bền vững, huy động các nguồn lực phục vụ các mục tiêu quốc gia và 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) được đề ra trong Chương trình nghị sự 2030.

Hội nghị cũng hướng đến tăng cường nhận thức rằng Hệ thống Lương thực thực phẩm phải được lồng ghép và giải quyết một cách tổng thể, trong tất cả các thỏa thuận và diễn đàn chính sách đa phương có liên quan, đặc biệt là trong các Công ước Rio. Thúc đẩy hơn nữa cách tiếp cận Hệ thống Lương thực thực phẩm, quản trị toàn diện và hợp tác ở tất cả các cấp trong các quá trình hoạch định chính sách quốc gia và địa phương, đặc biệt tập trung vào khu vực Châu Á.

Bên cạnh đó là tạo cơ hội cho các đầu mối quốc gia, các liên minh Hệ thống Lương thực thực phẩm và các sáng kiến liên quan khác cũng như các bên tham gia Hệ thống Lương thực thực phẩm, nhằm tăng cường nỗ lực tập thể của họ hướng tới các lộ trình Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững và thực hiện rà soát, đánh giá Hệ thống Lương thực thực phẩm trong quý III/2023.

Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian diễn ra hội nghị, ngoài các phiên họp chính Ban tổ chức sẽ tổ chức các phiên họp bên lề và triển lãm, quảng bá những thành tựu nông nghiệp Việt Nam và hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam; các nông đặc sản Việt Nam, các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, tối 26/4/2023, đêm hội Tam Nông sẽ diễn ra với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc và văn hóa ẩm thực truyền thống.

Cho đến nay, đã diễn ra 3 hội nghị toàn cầu. Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững được tổ chức vào tháng 6/2017 tại Nam Phi. Hội nghị lần thứ hai được tổ chức vào tháng 2/2019 tại Costa Rica. Hội nghị lần thứ ba được tổ chức trực tuyến vào tháng 11 - 12/2020.

Bạn đang đọc bài viết Tìm lời giải cho 4 nhóm vấn đề lương thực, thực phẩm cấp bách toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Kinh tế Đô thị

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ngày Châu Âu vì một Hạ Long xanh
Sáng 12/5, tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng Bộ Ngoại giao, Phái đoàn Liên minh Châu âu (EU) với sự đồng hành của Tập đoàn Sun Group tổ chức “Ngày Châu Âu” tại thành phố Hạ Long với chủ đề “Việt Nam - EU: Chung tay vì một môi trường sạch”.