Thứ tư, 01/05/2024 09:19 (GMT+7)

Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 13/12/2023

MTĐT -  Thứ tư, 13/12/2023 16:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 13/12/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 13/12/2023 trên moitruongvadothi.vn.

Xem xét thành lập 2 đơn vị hành chính mới ở 2 tỉnh

Theo dự kiến chương trình phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong các ngày 13, 14 và 18/12. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng.

Trong đó, ngày làm việc đầu tiên, ộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ trình bày tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Việt Yên và các phường thuộc thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra nội dung này. Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét biểu quyết thông qua các dự thảo nghị quyết liên quan việc thành lập các đơn vị hành chính trên.

Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Gồm các dự án: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)... Đồng thời cho ý kiến về dự án pháp lệnh chi phí tố tụng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dự kiến thông qua dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.

tm-img-alt
Quang cảnh phiên một phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Internet)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2023.

Xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến (chỉ đạo, điều hòa) về chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, tổng thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước và Văn phòng Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ủy ban của Quốc hội còn xem xét 2 nội dung quan trọng: việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 giữa các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; việc giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Nội dung được dự kiến còn có việc phân bổ dự toán ngân sách Trung ương năm 2023 kinh phí xử lý bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn; việc bổ sung kinh phí chi sự nghiệp khoa học, công nghệ và sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách Trung ương năm 2023 cho các Bộ, cơ quan Trung ương; việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp để cứu trợ, viện trợ từ ngày 1/6/2022 đến ngày 31/5/2023...

Ngoài ra, Ủy ban của Quốc hội sẽ xem xét, quyết định về việc bổ sung kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2023 cho các Bộ, cơ quan Trung ương.

Nội dung cuối cùng được thảo luận tại phiên họp thứ 28 là tổng kết Kỳ họp thứ 6 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.

Cũng theo thông báo của Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định bằng văn bản đối với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2024.

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm nhà xe tăng giá vé dịp Tết

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có văn bản giao Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông; công an quận, huyện, thị xã, thị trấn tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy.

Tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như: vi phạm quy định về nồng độ cồn, sử dụng ma túy, chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, đi ngược chiều, dừng, đỗ trái phép...

Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các loại phương tiện chở quá số người quy định, các vụ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng; phối hợp bảo đảm an toàn giao thông tại bến khách ngang sông, bến tàu khách du lịch, các tuyến, luồng đường thủy, các tuyến sông và vùng nước có tổ chức lễ hội.

Sở GTVT Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các đơn vị kinh doanh vận tải có phương án bảo đảm năng lực vận tải, chất lượng và an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa, nhất là dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ, đường thủy trong dịp nghỉ Tết; giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến.

Không để hành khách không kịp về quê ăn Tết do thiếu phương tiện; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng xe dù, bến cóc và tăng giá vé trái quy định.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Cơ quan này cũng cần chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu bảo đảm điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở do mưa lũ gây ra; rà soát bổ sung hệ thống báo hiệu giao thông, thiết bị cảnh báo có phản quang tại các nút giao thông, các đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế.

Khẩn trương hoàn thành nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các tuyến giao thông trọng điểm trong đô thị, trả lại lòng đường phục vụ nhân dân đi lại (hoàn thành 01 tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán); có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông, kịp thời giải tỏa, không để phát sinh ùn tắc kéo dài khi có sự cố, tai nạn giao thông, nhất là thời điểm trước và ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán trên các tuyến trục chính ra vào khu vực nội đô, các tuyến kết nối đến nhà ga, sân bay, bến cảng và khu vực tổ chức Lễ hội xuân.

Sở GTVT Hà Nội, UBND các quận huyện, thị xã có trách nhiệm công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông, phối hợp giải quyết, khắc phục kịp thời các sự cố, tai nạn giao thông.

Chính thức cho phép thành lập thị xã Việt Yên (Bắc Giang) từ 1/2/2024

Sáng 13/12, tại phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã biểu quyết thông qua các nghị quyết về việc thành lập thị xã Việt Yên và các phường thuộc thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi nghe các báo cáo và ý kiến thảo luận liên quan, 100% Ủy viên UBTVQH tham dự phiên họp đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về 2 nội dung nêu trên. Cả hai Nghị quyết này đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2024.

Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo tại phiên họp, thị xã Việt Yên được thành lập trên cơ sở toàn bộ 171,01 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 229.162 người của huyện Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang.

9 phường thuộc thị xã Việt Yên được thành lập, gồm: Bích Động, Nếnh, Tăng Tiến, Hồng Thái, Quảng Minh, Ninh Sơn, Vân Trung, Quang Châu, Tự Lạn. Như vậy, thị xã Việt Yên có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường nêu trên và 8 xã: Hương Mai, Nghĩa Trung, Minh Đức, Thượng Lan, Tiên Sơn, Trung Sơn, Vân Hà, Việt Tiến.

tm-img-alt
Chính thức cho phép thành lập thị xã Việt Yên của tỉnh Bắc Giang từ 1/2/2024. (Ảnh: Internet)

Nghị quyết cũng nêu rõ thành lập Tòa án nhân dân thị xã Việt Yên trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; thành lập Viện kiểm sát nhân dân thị xã Việt Yên trên cơ sở kế thừa Viện kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Về điều chỉnh địa giới hành chính ở Thanh Hoá, Nghị quyết của UBTVQH quyết nghị nhập toàn bộ 6,53 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.175 người của xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có 17,21 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 28.352 người.

Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ 10,41 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.061 người của xã Minh Tâm.

Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thì huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 02 thị trấn và 22 xã.

Xây dựng 2 trạm dừng nghỉ cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45

Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa phê duyệt các nội dung trong Danh mục dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc Dự án thành phần Mai Sơn-Quốc lộ 45 trên tuyến Cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Theo đó, vị trí trạm dừng nghỉ này được bố trí hai bên tại lý trình Km329+700 tại xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Các hạng mục xây dựng dự kiến gồm công trình dịch vụ công, cung cấp các dịch vụ miễn phí (bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh), công trình dịch vụ thương mại (khu vực phục vụ ăn uống giải khát, khu vực giới thiệu và bán hàng hóa, trạm cấp nhiên liệu, trạm sạc xe điện, xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, nơi rửa xe; nhà hàng ăn uống).

Hai trạm dừng nghỉ này có giá trị sơ bộ chi phí thực hiện là 199,6 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền thuê đất); tiến độ tổng thể dự kiến là 18 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công dự kiến 12 tháng. Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư dự kiến là 25 năm.

tm-img-alt
Xây dựng 2 trạm dừng nghỉ cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (Ảnh: Internet)

Nguồn vốn xã hội hóa đầu tư dự án là 100% vốn của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo quy định pháp luật về đầu tư. Phần vốn từ Nhà nước đã chi trả trong giai đoạn chuẩn bị Dự án như giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn, chi phí tổ chức mời thầu... sẽ được nhà đầu tư hoàn trả theo quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-BGTVT ngày 7/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Nhà đầu tư tham gia đấu thầu phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 30% tổng chi phí thực hiện dự án.

Cục Đường cao tốc Việt Nam giao Ban Quản lý dự án Thăng Long hoàn thiện Danh mục dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc Dự án thành phần Mai Sơn-Quốc lộ 45 trên tuyến Cao tốc Bắc-Nam phía Đông để đăng tải hồ sơ danh mục dự án trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.

Trong quyết định phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) đến Cà Mau, theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, đến nay đã có 7 trạm đã được đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần, 3 trạm đang đầu tư và 26 trạm chưa đầu tư.

TP.HCM: Cấm xe một số tuyến đường trung tâm trong 3 ngày để phục vụ sự kiện

Theo đó, nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ tổ chức sự kiện nêu trên, Sở GTVT TPHCM thông báo:

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Kể từ 21h ngày 15/12 đến hết ngày 26/12, các loại xe bị cấm lưu thông vào phần đường dành cho xe ô tô trên đường Lê Lợi, quận 1 (đoạn từ đường Nguyễn Huệ đến đường Pasteur). Người điều khiển phương tiện chuyển hướng lưu thông vào phần đường hỗn hợp trên đường Lê Lợi (theo hai hướng lưu thông).

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ 17h - 23h các ngày từ 22/12 đến ngày 24/12, cấm các loại xe lưu thông vào đường Lê Lợi (đoạn từ đường Pasteur đến đường Đồng Khởi) và đường Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Tôn Đức Thắng), quận 1.

TP.HCM sẽ xây dựng nhiều tuyến đường ven sông Sài Gòn

TPHCM đang nghiên cứu một dự án đường ven sông Sài Gòn dài 80km, nhằm phát triển đô thị, du lịch và kinh tế ven sông, kết nối với vùng Đông Nam bộ và tỉnh Tây Ninh.

Ông Bùi Hòa An - Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết, sông Sài Gòn có vị trí chiến lược trong mạng lưới giao thông đường thủy liên vùng của Đông Nam bộ nên cần phải đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế ven sông để mang lại lợi ích cho TPHCM.

Hiện nay thành phố đang nghiên cứu phát triển đường ven sông để hình thành trục giao thông dọc hành lang Bắc - Nam, kết nối giao thông các khu vực như quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi với khu vực trung tâm nhằm phát triển kinh tế- du lịch và chia sẻ áp lực giao thông với một số tuyến đường hiện hữu hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Kinh tế TP.Thủ Đức cho biết, lãnh đạo TP.Thủ Đức cũng xác định phát triển kinh tế ven sông, gắn liền với du lịch đường thủy là hướng đi quan trọng của địa phương. TP.Thủ Đức đã có định hướng phát triển 7 tuyến đường ven sông như tuyến Thảo Điền - An Phú; tuyến An Khánh - Thủ Thiêm - Bình Khánh; tuyến Hiệp Bình Chánh - Linh Đông… Lãnh đạo TP.Thủ Đức cũng đánh giá các đoạn này có đầy đủ tiềm năng để phát triển kinh tế-du lịch ven sông, dịch vụ về đêm và giao thông thủy...

Tuyến đường ven sông Sài Gòn hình thành được kỳ vọng sẽ giúp giao thông đường thủy, đường bộ cùng phát triển. Những năm qua và đặc biệt trong thời gian gần đây, TPHCM đã rất chú trọng phát triển hạ tầng đường thủy nói chung và sản phẩm du lịch sông nước nói riêng.

Trong đó, TPHCM thu hút đầu tư bằng hình thức xã hội hóa trong việc xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, cầu tàu, bến bãi, phương tiện... phục vụ du khách.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: 

Hiện TP Thủ Đức và các quận, huyện đang cập nhật quy hoạch 411 bến thủy nội địa giai đoạn 2020 - 2030 vào các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của từng địa phương. Trong đó, có 247 bến đang hoạt động và 164 bến được đề xuất, đầu tư xây dựng mới.

Theo thống kê, TPHCM có khoảng 100 du thuyền và 100 canô. Thực tế, nhu cầu chơi du thuyền những năm gần đây đang phát triển, tuy nhiên vấn đề thiếu bến neo đậu và dịch vụ cho du thuyền là một thách thức.

Hiện nay, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đang tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, dự kiến sẽ hoàn thành vào quý II năm 2024. Sau đó, dự án sẽ được trình UBND thành phố để xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành vào năm 2030.

Đây là một dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Hy vọng rằng dự án sẽ được triển khai thành công và mang lại nhiều lợi ích cho người dân và đất nước.

Nigeria: Va chạm xe buýt và xe tải khiến 17 người thương vong

Cảnh sát giao thông Nigeria cho biết, vụ việc xảy ra trên cầu Kara dọc theo đường cao tốc Lagos-Ibadan, đi qua các bang phía Tây Nam là Oyo, Ogun và Lagos.

tm-img-alt
(Ảnh minh họa. Nguồn: AFP)

Theo người phát ngôn Florence Okpe của Cơ quan An toàn Đường bộ Liên bang, tài xế xe buýt đã mất lái và đâm vào xe tải đang chuyển làn hướng đến một nút giao dọc đường cao tốc. 

Các vụ tai nạn đường bộ gây thương vong thường xuyên xảy ra ở Nigeria. Nguyên nhân do tình trạng chở quá tải, đường xấu và lái xe ẩu.

BTV

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 13/12/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới