Thứ sáu, 26/04/2024 22:45 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 3/2/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 03/02/2023 16:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 3/2/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 3/2/2023 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Đề xuất đánh thuế cao với nhà đất bỏ hoang

Dự luật Thuế bất động sản dự kiến trình Quốc hội năm sau có nội dung đề xuất áp mức thuế cao nhất đối với nhà, đất lấn chiếm, bỏ trống, chưa đưa vào sử dụng hoặc chậm đưa vào sử dụng. Đồng thời, cũng đề xuất đánh thuế cao với căn hộ chung cư giá trên 50 tr/m2.

Với đất ở, Bộ đề nghị nâng mức thuế suất đối với đất ở (đánh thuế trên toàn bộ diện tích đất ở) so với hiện nay là 0,03%. Bởi theo cơ quan này, hiện nay theo kinh nghiệm các quốc gia thì mức thuế suất thuế bất động sản thấp nhất là 0,1%, trong khi Việt Nam mới ở mức từ 0,03%.

Giá tính thuế đối với đất (bao gồm đất ở riêng lẻ, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác thuộc đối tượng chịu thuế) được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân (x) với giá của 1m2 đất tính thuế.

Trong đó, diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng. Giá của 1m2 đất tính thuế được xác định bằng giá 1m2 đất trong bảng giá đất x hệ số điều chỉnh do UBND cấp tỉnh ban hành.

tm-img-alt
Rất nhiều ngôi nhà biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang hơn 10 năm nay. (Internet).

Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất quy định mức thuế suất cao đối với nhà, đất lấn chiếm, bỏ trống, chưa đưa vào sử dụng hoặc chậm đưa vào sử dụng theo đúng quy định hoặc sử dụng chưa đúng mục đích (bằng mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế đang dự kiến áp dụng đối với đất ở).

Cơ quan quản lý đánh giá, việc đánh thuế trên toàn bộ diện tích đất ở xuất phát từ nguyên tắc đánh thuế theo lợi ích, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành cũng như với thông lệ quốc tế do đa số các quốc gia tính thuế tài sản từ giá trị nhà, đất đầu tiên. Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với đất được xác định theo ngưỡng giá trị góp phần tăng mức huy động thu đối với thửa đất có giá trị lớn.

Việc áp dụng ngưỡng chịu thuế riêng đối với nhà, đất là phù hợp, dễ tạo được sự đồng thuận của người nộp thuế, đảm bảo có tính đến mức độ điều tiết, khả năng nộp thuế của người dân, chỉ điều tiết đối với đất và nhà có giá trị lớn, trên ngưỡng chịu thuế, đảm bảo mục tiêu mở rộng và khai thác tốt nguồn thu từ nhà, đất.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Thanh tra việc thực hiện hạ tầng tại một số khu đô thị tại Hà Nội

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2023 của Thanh tra Sở Xây dựng.

Theo kế hoạch, Thanh tra Sở Xây dựng sẽ thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng đối với một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Hoài Đức, Gia Lâm, Ứng Hòa. Đối tượng thanh tra là chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan.

Bên cạnh đó, theo kế hoạch Sở Xây dựng Hà Nội cũng chú trọng thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra,... Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả xử lý các trường hợp nhà đất không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng "siêu mỏng, siêu méo", báo cáo UBND thành phố để kịp thời chỉ đạo, giải quyết trong quá trình thực hiện.

Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo Đội quản lý trật tự xây dựng - đô thị, các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên, kiểm tra, rà soát công trình xây dựng trên địa bàn; kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm mới phát sinh, tập trung phân loại, giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm tồn đọng theo thẩm quyền.

Trong năm 2022, Thanh tra Sở Xây dựng đã thực hiện 12 cuộc thanh tra chuyên ngành; Kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng đối với 105 dự án về việc chấp hành quy định của pháp luật trong trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình... Qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm chủ đầu tư có vi phạm, Thanh tra Sở đã ban hành 45 Quyết định xử phạt (không phép, sai phép, sai quy hoạch, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng…) với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng.

TP Hồ Chí Minh: Đề xuất mở cơ chế vốn để giải bài toán giao thông

Trong văn bản vừa gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đánh giá hệ thống đường bộ của TP Hồ Chí Min, trong đó các tuyến đường trục chính đô thị, cửa ngõ, kết nối với các tỉnh lân cận... quy mô hiện hữu chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông và chưa được mở rộng theo lộ giới quy hoạch.

Góp ý bổ sung, hoàn thiện chính sách đặc thù trong dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đề xuất nhiều cơ chế huy động vốn ngoài ngân sách để giải bài toán vốn cho giao thông.

tm-img-alt
Dòng xe nối đuôi trên quốc lộ 13, hướng vào trung tâm TP HCM, ngày 29/1. Ảnh: Gia Minh

Theo đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030, tổng km đường dự kiến được đầu tư khoảng 454 km (gồm các tuyến đường cao tốc, vành đai, quốc lộ, các tuyến giao thông trục chính, cầu lớn...). Tổng kinh phí dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 266.000 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách TP là 92.000 tỷ đồng chiếm 34,6%, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là 174.000 tỷ đồng chiếm 65,4%).

Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được thành phố thông qua bố trí cho lĩnh vực giao thông là 52.744 tỷ đồng, chỉ đạt 19,8% so với tổng nhu cầu.

Vì vậy, Sở Giao thông Vận tải đề xuất được áp dụng hình thức hợp đồng BOT đối với hệ thống đường bộ hiện hữu, thay vì chỉ được áp dụng với các dự án "không phải là đường độc đạo" theo quy định tại dự thảo Nghị quyết. Sở đánh giá việc sử dụng cụm từ này sẽ gây khó khăn, không rõ ràng trong việc xác định về tiêu chí, phạm vi áp dụng đối với các công trình đường bộ hiện hữu, đồng thời ảnh hưởng tới tính khả thi của nội dung cơ chế.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Chủ tịch Bình Phước phê bình các đơn vị thi công tại Dự án nâng cấp tuyến đường ĐT741

Trong dự án này, 2 khu vực có địa hình phức tạp, khối lượng thi công lớn và thời gian thi công dài là đoạn khu vực cầu Thác Mẹ có chiều dài 1km và đoạn khu vực cầu Đak Son có chiều dài 1,3km. Theo kế hoạch, thời gian thực hiện toàn bộ dự án là từ năm 2018-2022.

Kiểm tra thực tế cho thấy, mặc dù các nhà thầu vẫn đang triển khai máy móc, phương tiện để thi công nhưng tiến độ so với kế hoạch vẫn rất chậm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả dự án mà còn gây khó khăn trong việc lưu thông của nhân dân

Bà Trần Tuệ Hiền yêu cầu đơn vị quản lý là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh tích cực kiểm tra, đôn đốc tiến độ của dự án, cập nhật và báo cáo lãnh đạo tỉnh thường xuyên. Đối với đơn vị thi công phải tập trung tối đa nhân lực và phương tiện để hoàn thành dự án.

tm-img-alt
Cầu Thác Mẹ

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đề nghị nếu trong thời gian 2 tháng tính từ thời điểm kiểm tra, dự án vẫn chưa hoàn thành, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý bằng việc chốt khối lượng và cắt hợp đồng đối với đơn vị thi công.

Trước đó, vào ngày 23-7-2020, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khởi công công trình nâng cấp tuyến đường ĐT741, đoạn từ cầu Thác Mẹ đến Quốc lộ 14C, công trình có tổng mức đầu tư gần 90 tỉ đồng, gồm 2 đoạn tuyến với tổng chiều dài gần 2,4km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III khu vực miền núi, vận tốc thiết kế 60km/h, chiều rộng mặt đường 9m, tải trọng thiết kế 12 tấn/trục.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất nhiều chính sách về nhà đất

UBND TP.HCM vừa trình Bộ KH&ĐT hồ sơ dự thảo nghị quyết thay thế nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP.HCM.

Theo đó, chính quyền TP đưa ra khoảng 52 đề xuất, trong đó đáng chú ý là chín nội dung đề xuất liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư, 15 nội dung về lĩnh vực quản lý đô thị và môi trường, 14 đề xuất liên quan đến lĩnh vực tài chính…

tm-img-alt
TP HCM đề xuất đầu tư nhiều dự án BOT mới. (Ảnh: Internet)

Đối với 14 nội dung trong lĩnh vực tài chính, TP.HCM đề xuất một nội dung đáng chú ý là việc thu thuế đối với cá nhân sở hữu nhà thứ hai. Cụ thể, TP đưa ra hai phương án sau:

Phương án 1: Thí điểm thu thuế đối với nhà và đất mà chủ sở hữu không trực tiếp sử dụng cho cá nhân và gia đình (nhà đất thứ hai trở lên).

Phương án 2: Chấp thuận cho TP tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ hai trở lên gồm lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất…

Với phương án 1, chính quyền TP.HCM nhận định có ba thách thức gồm: Việc bảo đảm điều chỉnh bất cập về bất bình đẳng trong hệ thống thuế hiện hành vì chưa quy định việc đánh giá, phân biệt rõ đối với tài sản thứ hai trở lên; khả năng bảo đảm nguồn thu so với các sắc thuế hiện hành (bảo đảm điều chỉnh đúng đối tượng và góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước); công tác quản lý và công tác thực hiện thu cũng còn phải rà soát kỹ lưỡng: Cơ sở dữ liệu về nhà ở, quy định về việc định giá nhà đất, thông tin nhà đất trên phạm vi một TP và sự liên kết thông tin với các địa bàn khác.

Vì vậy TP lựa chọn phương án 2, bởi trước mắt có thể xem xét điều chỉnh hành vi đầu cơ nhà đất trên địa bàn để làm cơ sở, tiền đề cho việc ban hành sắc thuế mới. Chính sách này cũng giúp điều tiết được hành vi của một bộ phận trong việc quản lý, sử dụng nhà đất trên địa bàn. Tạo thêm cơ sở thực tiễn khi tổng kết, đánh giá việc ban hành chính sách để điều tiết hành vi đầu cơ nhà đất trên các địa phương; đóng góp thêm vào khoản thu ngân sách nhà nước để phục vụ các nhiệm vụ chi trên địa bàn…

“Ngoài ra, lựa chọn phương án 2 cũng để có cơ sở đánh giá hiệu quả thu ngân sách nhà nước cũng như phục vụ công tác xác định chính xác đối tượng thu, mức thu thì cần thiết phải có cơ sở dữ liệu liên quan đến bất động sản trên địa bàn TP…” - chính quyền TP lý giải.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 3/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới