Thứ ba, 30/04/2024 23:16 (GMT+7)

TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất 6 tháng đầu năm 2023

MTĐT -  Thứ sáu, 04/08/2023 10:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trái ngược với xu hướng của ngành ngân hàng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank vẫn tiếp tục tăng thêm gần 70 điểm % lên mức 385,7%, cao gấp 4,6 lần trung bình toàn ngành. Những nhà băng còn lại trong Top 10 đều ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm đi.

Trái ngược với xu hướng của ngành ngân hàng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank vẫn tiếp tục tăng thêm gần 70 điểm % lên mức 385,7%, cao gấp 4,6 lần trung bình toàn ngành. Những nhà băng còn lại trong Top 10 đều ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm đi.

TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất 6 tháng đầu năm 2023
TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất 6 tháng đầu năm 2023
Đồ họa: Alex Chu.

Nửa đầu năm 2023, nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Sức chống chịu của doanh nghiệp giảm sút, đồng thời, tình hình tài chính của người dân đi xuống khiến rủi ro nợ xấu tăng lên.

Trước áp lực tăng nợ xấu, nhiều ngân hàng cũng đồng thời nâng bộ đệm dự phòng rủi ro.Tuy nhiên, không phải lúc nào số dư dự phòng nợ xấu cũng theo kịp tốc độ tăng của nợ xấu. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (tính bằng Số dư dự phòng nợ xấu/Tổng dư nợ xấu) tại phần lớn ngân hàng lại sụt giảm trong nửa đầu năm.

Cụ thể, trong tổng số 29 nhà băng đã báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, chỉ có 5 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu đi lên so với cùng kỳ. Tỷ lệ dự phòng rủi ro trung bình của 29 nhà băng đã giảm từ 104% xuống còn 84%.

Vào cuối năm ngoái, Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất đều vượt ngưỡng 100%. Tuy nhiên, sang đến cuối quý II năm nay, hai vị trí cuối cùng trong Top 10 là SeABank và LPBank đã không còn đạt được tỷ lệ bao phủ trên 100%.

Tỷ lệ trên 100% được hiểu rằng trong trường hợp xấu nhất, nếu các khoản nợ xấu không thể thu hồi được thì ngân hàng vẫn còn dự phòng để bao phủ khoản nợ này và không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Quán quân về khả năng dự phòng nợ xấu vẫn thuộc về Vietcombank, với tỷ lệ bao phủ lên tới 385,7% vào cuối quý II/2023, tăng 68,9 điểm% so với cuối năm ngoái. Vietcombank là băng ghi nhận tỷ lệ bao phủ tăng mạnh nhất, bất chấp việc số dư nợ xấu đi lên hơn 25%.

Những vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Vietinbank, Bac A Bank, MB, BIDV, Agribank, Techcombank, ACB, SeABank và LPBank. MB là ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm sâu nhất, từ 238% xuống còn 156,1%.

Ngoài ra, một số nhà băng khác cũng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu đi xuống gồm TPBank (từ 135,1% về 60,9%), BIDV (từ 216,9% về 152,6%) và LPBank (từ 142,1% về 78,5%).

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao cho thấy ngân hàng có sự chuẩn bị tốt cho rủi ro, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận. Vì vậy, mội ngân hàng đều có tính toán nhằm giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức hợp lý để vừa dự phòng được nợ xấu, vừa đảm bảo lợi nhuận cho mình.

TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất 6 tháng đầu năm 2023
Bạn đang đọc bài viết TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất 6 tháng đầu năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.