Thứ sáu, 03/05/2024 14:17 (GMT+7)

Việt Nam trở thành trung tâm Đông Nam Á về cảnh báo lũ quét

MTĐT -  Thứ ba, 05/07/2022 11:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với việc vận hành Hệ thống hướng dẫn cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á có tổng kinh phí 1,3 triệu USD, Việt Nam đảm nhiệm vai trò trung tâm vùng trong công tác dự báo sạt lở, lũ quét.

Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á gọi tắt là SEAFFGS sẽ hỗ trợ các dự báo viên phân tích, cảnh báo các ngưỡng mưa, sinh lũ quét trong 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ, vùng nguy cơ rủi ro lũ quét trong 12, 24, 36 giờ, ngưỡng sạt lở đất trong phạm vi 24 giờ và được cập nhật thường xuyên theo các khoảng thời gian tương ứng.

tm-img-alt
Hội công bố Hệ thống SEAFFGS

SEAFFGS được thiết kế và phát triển nhằm mục đích cung cấp một hệ thống công cụ hiện đại, hỗ trợ các cán bộ dự báo khí tượng thủy văn phân tích, giám sát và cảnh báo thiên tai lũ quét thông qua các dữ liệu quan trắc tự động, dữ liệu mô hình theo thời gian thực bao gồm các sản phẩm chính như: Các chỉ số định hướng cảnh báo lũ quét dựa trên ngưỡng dòng chảy tràn (FFG); chỉ số độ ẩm đất trung bình (ASM), Chỉ số dự báo nguy cơ lũ quét (FFFT); chỉ số rủi ro lũ quét (FFR) và định hướng cảnh báo sạt lở thông qua ngưỡng độ ẩm, ngưỡng sạt lở (LST).

SEAFFGS là một hợp phần quan trọng của dự án Khả năng chống chịu tác động của các hiện tượng khí tượng thủy văn qua việc tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở các quốc đảo nhỏ đang phát triển và Đông Nam Á do Tổ chức Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada (ECCC) và Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã xây dựng từ năm 2017. Việt Nam được chấp thuận là đại diện trung tâm vùng của SEAFFGS, gồm 4 nước thành viên: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.

Với vai trò trung tâm vùng, Việt Nam sẽ quản lý 2 máy chủ đặt tại Tổng cục Khí tượng thủy văn, cung cấp thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực duy trì đường truyền, dữ liệu, bảo trì, vận hành hệ thống để cung cấp dữ liệu và trao đổi cho các Trung tâm Khí tượng thủy văn tại khu vực Đông Nam Á; chịu trách nhiệm phối hợp với các nước thành viên trong khai thác và sử dụng các sản phẩm của SEAFFGS nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở.

Dữ liệu của Việt Nam đã được tích hợp gồm 10 radar, 370 trạm mưa tự động, đường bao hành chính quận, huyện, xã, sản phẩm dự báo mưa số trị từ mô hình WRF do Việt Nam cung cấp và sản phẩm dự báo mưa WRF từ hệ thống FFGS của Ủy hội sông Mekong (MRCFFGS).

WMO và HRC đang phát triển thêm modul về sạt lở cho Việt Nam hoàn thành và tổ chức đào tạo trực tuyến vào tháng 3/2022, tích hợp trên nền SEAFFGS, các quốc gia khác phát triển trong năm 2023. 

Tại hội thảo công bố Hệ thống SEAFFGS ngày 28/6/2022, Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Trần Hồng Thái cho biết: "Để đảm nhận vai trò trung tâm vùng của dự án này, chúng ta có 6 năm chuẩn bị. Chúng ta đã cùng với các chuyên gia của Hoa Kỳ đóng góp để hoàn thiện mô hình. Chúng tôi tin rằng, trong quá trình triển khai, vấn đề cảnh báo lũ quét, sạt lở đất sẽ được nâng lên về chất lượng; khẳng định vai trò của Việt Nam trong việc đưa ra các ý kiến đối với các quốc gia về công tác dự báo khí tượng thủy văn để bản tin càng ngày càng chính xác hơn".

Hải Thanh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam trở thành trung tâm Đông Nam Á về cảnh báo lũ quét. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến phế phẩm gỗ và rác thải nhựa thành ván sàn Composite
Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Tin mới

Bắc Giang: Những bãi rác tự phát gây ô nhiễm
Phong trào dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được các địa phương quan tâm triển khai tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn những bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường.
Bài thơ: Yên bình
Em hãy sống một đời bình yên nhé///Nhìn mọi điều như đứa trẻ giản đơn///Như bản chất vốn sinh ra là thế///Bận lòng gì vài ba chuyện thiệt hơn.