Thứ năm, 02/05/2024 12:34 (GMT+7)

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ở Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ hai, 20/12/2021 14:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong quá trình, dồn điền, đổi thửa, Hà Nội đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, với những khó khăn nội tại, các ngành chức năng và địa phương của thành phố cần tập trung tháo gỡ một số “rào cản” để xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững, kết hợp và góp phần nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.

          Lợi ích đãrõ nhưng còn khó khăn

          Theo Sở NN&PTNT, hiện Hà Nội đã chuyển đổi được hơn 40.227 ha đất lúa sang các mô hình sản xuất nông nghiệp mới. Trong đó, chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao là hơn 15.600 ha, cây ăn quả gần 7.400 ha, rau an toàn gần 3.000 ha, chăn nuôi xa khu dân cư hơn 700 ha, nuôi trồng thủy sản hơn 6.900 ha... Đặc biệt, trên địa bàn thành phố đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao cho thu nhập tăng 25-30% so với sản xuất lúa truyền thống; vùng sản xuất rau an toàn đạt từ 400 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm; vùng trồng cây ăn quả đạt 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/ năm; vùng trồng hoa, cây cảnh đạt 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng/ha/năm; vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đạt 1-2 tỷ đồng/ha/năm...

          Sau dồn điền, đổi thửa, các huyện Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức... đã tích cực chuyển đổi, hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển thông tin, Thanh Oai đã có vùng sản xuất lúa trên 6.000 ha; vùng cây ăn quả 428 ha; vùng chăn nuôi xa khu dân cư 71,14 ha... cho giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu từ thực tế phát triển.

          Tuy nhiên, việc phát triển các vùng sản xuất chuyên canh vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Ông Đặng Văn Bẹt ở thôn Lưu Xá (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên) cho biết, khu chuyển đổi sản xuất đa canh của thôn đã hình thành từ năm 2012, ngay sau khi địa phương dồn điền đổi thửa, nhưng đến nay hạ tầng phục vụ  sản xuất vẫn chưa hoàn thiện.  Giao thông nội đồng vẫn là đường đá cấp phối, mỗi khi trời mưa thì lầy lội, phương tiện khó vào thu mua nông sản.

          “Rào cản” khác với các vùng sản xuất chuyên canh của Hà Nội là xây dựng thương hiệu cho nông sản và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Ông Nguyễn Duy Toản là chủ trang trại chăn nuôi quy mô 15.000 con gà tại xã Viên An (huyện Ứng Hòa) nhìn nhận, do chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm trứng gia cầm nên năm nào trang trại cũng gặp vài đợt sản phẩm khó tìm được “đầu ra”, phải bán dưới giá thành sản xuất.

          Lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới

          Trước những khó khăn, hạn chế trên, ngành Nông nghiệp, các đơn vị, địa phương của thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển bền vững các vùng nông nghiệp hàng hóa. Ông Tạ Viết Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Đầu tư nông trại xanh và phát triển bò Ba Vì cho biết, thời gian tới, đơn vị sẽ đa dạng hóa các hình thức truyền thông để mở rộng thị trường tiêu thụ. Mặt khác là gắn kết sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ với phát triển du lịch sinh thái để vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, vừa quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

          Ở góc độ địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng cho hay, huyện ứng Hòa đã xác định gần l0.000 ha đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững. Theo đó, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc liên kết để hình thành các “cánh đồng lớn”; đồng thời khuyến khích nông dân góp vốn bằng ruộng đất vào doanh nghiệp, hợp tác xã. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sản xuất, huyện sẽ ứng dụng công nghệ cao để tạo năng suất, giá trị lớn, mang tính ổn định.

          Còn theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Nguyễn Giáp Đông, huyện sẽ đẩy mạnh đào tạo nghề nhằm cung cấp cho nông dân kiến thức, kỹ năng thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại, hình thành tư duy thị trường... Liên quan đến vấn đề hạ tầng cho các khu chuyên canh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng, từ nguồn lực xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương đầu tư, nâng cấp các tuyến giao thông nội đồng trọng yếu.

          Về vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin, thời gian tới, Hà Nội sẽ đầu tư chuyên sâu cho các vùng nông nghiệp hàng hóa đã hình thành theo hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu, hỗ trợ “đầu ra” cho sản phẩm. Đối với cây ăn quả sẽ tập trung vào các vùng chuyên canh theo nhóm cây chủ lực như chuối, bưởi, nhãn... quy mô hơn 20.000 ha; rau màu là hơn 5.000 ha; hoa, cây cảnh là hơn 9.000 ha... Hà Nội cũng tập trung phát triển chăn nuôi tại các vùng trọng điểm theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học và chuyển đổi các vùng đất trũng, thấp sang mô hình lúa - cá (diện tích nuôi tập trung khoảng 11.500 ha với các loại đặc sản như trắm đen, cá láng, điêu hồng, tôm càng xanh)

          Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, thành phố sẽ tiếp tục bố trí tăng nguồn ngân sách để thực hiện các chương trình, đề án, dự án của ngành Nông nghiệp Thủ đô; xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng chuyên canh, lồng ghép trong các chương trình xây dựng nông thôn mới... Đặc biệt, sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp; xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

          Hướng đi tất yếu

          Đến nay, thành phố Hà Nội đã hình thành được một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Lợi ích từ các mô hình sản xuất này đã được khẳng định cả về việc nâng cao chất lượng nông sản cũng như hiệu quả kinh tế.

          Cùng với dồn điền, đổi thửa, những năm qua, việc thực hiện Chương, trình xây dựng nông thôn mới đã tạo nhiều điêu kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp Thủ đô xây dựng vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; giúp nông dân tích tụ ruộng đất, thực hiện sản xuất chuyên canh dễ dàng hơn. Trong đó, hầu hết các địa phương đều tổ chức quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp phù hợp với lợi thế của địa phương.            .

          Những thuận lợi kể trên đã mang đến “trái ngọt”, khi đến nay, Hà Nội đã chuyển đổi được hơn 40.227 ha đất sang các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao. Nhìn rộng ra, cái được lớn nhất là đã từng bước hình thành tư duy sản xuất chuyên nghiệp cho nông dân. Đó là sản xuất tập trung, quy mô xây dựng thương hiệu nông sản và hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

          Tuy vậy, quá trình xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn ở Hà Nội cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc nội tại, cần có lời giải hiệu quả. Những vấn đề lớn đã, đang đặt ra là: Sản xuất nông nghiệp vẫn ở dạng quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết; cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, thủy lợi...) phục vụ sản xuất chưa được quan tâm đúng mức; việc xây dựng thương hiệu cho nông sản, xúc tiến thương mại vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”...

          Trong định hướng phát triển, ngành Nông nghiệp Thủ đô đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Đây là hướng đi đúng đắn trong bối cảnh nhu cầu về các mặt hàng nông sản chất lượng cao ngày càng lớn, đặc biệt là ở thị trường Hà Nội và xuất khẩu.

          Thực hiện mục tiêu này, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá để bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch liên quan đến sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, từ đó đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Ngoài ra, thông qua quy hoạch, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương phải định hướng cho nông dân sản xuất theo vùng tập trung, trên cơ sở lợi thế địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, sản phẩm đặc hữu...

          Cũng liên quan đến vấn đề này, ở góc độ người nông dân, cần sản xuất theo định hướng quy hoạch và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; kiên quyết không làm ăn chộp giật, thiếu tính liên kết. Quá trình thực hiện phải nhận thức được sản xuất theo quy hoạch vùng là tiền đề cho phát triển nông nghiệp bền vững.  Việc phá vỡ quy hoạch sẽ dẫn đến những hệ lụy mất cân đối cung - cầu, xảy ra tình trạng “được mùa, rớt giá”.

          Một giải pháp nữa giúp cho sản xuất nông sản quy mô lớn, tập trung đạt hiệu quả kinh tế về lâu dài là cần chú trọng khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đó, các ngành chức năng, địa phương cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. Song song là quan tâm xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý để tạo thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận nông sản sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch từ các vùng sản xuất.

          Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung là hướng đi đúng và tất yếu cho ngành Nông nghiệp Thủ đô phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững.

          Đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân

          Ngày 16-12, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết l0 năm thực hiện Nghị quyết số 09 -NQ/TƯ ngày 9-12-2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập  quốc tế” Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì hội nghị.

          Dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đại biểu thành phố Hà Nội có ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải; lãnh đạo các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy; các hiệp hội doanh nghiệp và một số doanh nhân của thành phố.

          Trình bày báo cáo tổng kết, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, 10 năm qua, Thành uỷ Hà Nội và các cấp uỷ trong toàn Đảng bộ thành phố xây dựng của chương trình KHCN và Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết, năm 2021, huyện Đông Anh đã có 4 xã đầu tiên đủ điều kiện hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao là: Tàm Xá, Liên Hà, Xuân Nộn, Bắc Hồng.

          Cụ thể, đánh giá, chấm điểm từng tiêu chí nông thôn mới nâng cao tại 4 xã trên, Đoàn thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông sản tạo điều kiện để trình Hội đồng thẩm định thành phố xem xét, đề nghị Chủ tịch UBND thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021.

          Quá trình thực hiện, các địa phương đã huy động được nguồn lực lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, không địa phương nào xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. Kết quả đạt được góp phần để Đông Anh phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 100% số xã vào năm 2023.

          Hoài Đc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sn an toàn

          Đến nay, huyện Hoài Đức đã phát triển và xây dựng được các vùng trồng cây ăn quả, rau an toàn tập trung. Riêng diện tích trồng cây ăn quả khoảng 1.09l ha, bao gồm các loại: Nhãn chín muộn, bưởi, phật thủ, ổi, táo... Trong đó, cây bưởi 310 ha, sản lượng 5.360 tấn, đạt giá trị 500 triệu đồng/ha/năm; nhãn chín muộn 182 ha, sản lượng hơn 2.144 tấn, đạt giá trị 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm; ổi 158 ha; 110 ha cho thu nhập 500-700 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, vùng rau an toàn có tổng diện tích gần 300 ha, đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, cho thu nhập 500-700 triệu đồng/ha/năm...

          Để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, huyện đã hỗ trợ 12 cơ sở tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc của thành phố với 63 sản phẩm, thường xuyên có 5-10 doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm rau, quả an toàn. Sản phẩm nông sản chất lượng cao của huyện như: Rau an toàn Tiền Lệ, bưởi đường Quế Dương, nhãn chín muộn Song Phương... đã kết nối và tiêu thụ qua kênh siêu thị; đặc biệt, sản phẩm nhãn chín muộn đã xuất khẩu tới một số thị trường nước ngoài: Malaysia, Ba Lan, Australia...

          Gia Lâm đề nghị công nhn 40 sản phm OCOP

          UBND huyện Gia Lâm cho biết, thời gian qua, huyện tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn và UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác rà soát, thống kê, tuyên truyền và hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm đăng ký Chương trình OCOP năm 2021. Mục tiêu năm 2021, huyện Gia Lâm có 30- 40 sản phẩm được thành phố Hà Nội đánh giá phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao, tập trung ở các nhóm thực phẩm, sản phẩm nghề... đã có thương hiệu và đang tích cực xây dựng, phát triển thương hiệu.

          Qua tổ chức đánh giá, UBND huyện đã phân hạng sản phẩm OCOP đối với 40 sản phẩm: Hành, tỏi chiên xã Dương Xá; gốm sứ xã Bát Tràng; dát vàng xã Kiêu Kỵ; ổi Đông Dư; sữa chua Phù Đổng... Chấm điểm, đánh giá, xếp hạng cấp huyện theo bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP, Gia Lâm có 32 sản phẩm đạt 4 sao, 8 sản phẩm đạt 3 sao. Trên cơ sở đó, huyện tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành phố đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP của huyện.

         

          Hỗ trợ 4 mô hình liên kết sản xuất, chế biến kinh doanh nông sản

          Theo Sở NN& PTNT Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, Sở tích cực triển khai kế hoạch hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn thành phố.

          Qua khảo sát và dựa trên đề xuất của các địa phương, doanh nghiệp, Sở NN&PTNT lựa chọn 4 đơn vị: Công ty TNHH Nông nghiệp An Khánh, Công ty cổ phần Rau an toàn Hà Nội, Công ty cổ phần Đầu tư Hanofarm, Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh thực phẩm an toàn Vinh Hà để hỗ trợ mô hình liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến... Theo đó, 4 đơn vị được hỗ trợ tư vấn thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị; tư vấn, hoàn thiện hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã; thống nhất, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn cơ sở cho doanh nghiệp... Ngoài ra, Sở hỗ trợ tem QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho 2 chuỗi thuộc 4 đơn vị

Tài liệu tham khảo:

  1. Bạch Thanh “Gỡ rào cản để phát triển” Báo HNM 17/12/2021.
  2. Chí Kiên "Hướng đi tất yếu"
  1. Nguyễn Mai.Đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân”.
  2. Dung Quỳnh Hoài Đức đẩy mạnh tiêu thụ nông sản”.
  3. Giang Nguyên.Gia Lâm đề nghị công nhận 40 sản phẩm OCOP”.
  4. Đỗ Minh "Hỗ trợ 4 mô hình sản xuất chế biến, kinh doanh nông sản".
Bạn đang đọc bài viết Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ở Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới