Thứ bảy, 04/05/2024 00:41 (GMT+7)

8 sai lầm phổ biến khi chế biến thịt lợn gây hại cho sức khoẻ

An Na -  Thứ ba, 15/02/2022 10:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rất nhiều chị em vẫn đang mắc sai lầm khi chế biến, làm thịt lợn mất đi vị ngon và dinh dưỡng, đồng thời khiến chúng nhiễm khuẩn.

1. Rã đông sai cách

Một số bà nội trợ có thói quen bỏ thịt từ trong tủ lạnh ra để rã đông cho đến khi thịt mềm, hết đá rồi mới mang đi chế biến. Thực tế, khi đó thịt thường khá nát và bị ngấm nước. Điều này là do khi thịt chuyển từ nhiệt độ đóng đá sang nhiệt độ phòng bình thường, sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi.

tm-img-alt

Trong khi một số khác lại mất kiên nhẫn với việc rã đông thịt nên cho nước nóng ngâm với thịt để nhằm đẩy nhanh thời gian đóng đá của thịt. Việc làm này làm ảnh hưởng tới sự khuếch tán nhiệt độ trong thịt, ảnh hưởng tới chất lượng thịt, khiến chúng biến chất và mất đi mùi vị ban đầu của thịt.

Cách rã đông tốt nhất là chị em nên để nguyên túi hay hộp thịt vào trong bồn nước mát khoảng 30 phút rồi thay nước 1 lần, không nhất thiết phải bỏ thịt ra khỏi hộp.

2. Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước lã

Nguồn nước lã từ vòi rửa chưa chắc đã là nguồn nước an toàn nên bạn không nên rửa thịt trực tiếp bằng cách này. Cách rửa thịt an toàn hơn là rửa bằng nước muối loãng sẽ giúp các chất bẩn trong thịt từ từ tiết ra.

tm-img-alt

3. Chần thịt qua nước sôi

Có nhiều người khi mới mua thịt về lại đổ trực tiếp nước sôi lên miếng thịt để chần qua cho sạch. Việc làm này cứ tưởng là tốt nhưng thực chất lại không giúp loại bỏ được chất bẩn nào từ miếng thịt mà chỉ làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt.

tm-img-alt

Bên cạnh đó, việc chần thịt qua nước sôi trước cũng dễ làm miếng thịt mất bớt chất dinh dưỡng và thậm chí còn làm bề mặt thịt bị co lại, khó thải các chất cặn bẩn ra ngoài.

4. Đổ thêm nước lạnh khi đang luộc thịt

Trong quá trình luộc thịt mà thấy nước cạn đi nhiều, một số người sẽ đổ thêm nước lạnh vào nồi thịt. Tuy nhiên, việc làm này lại không hề tốt chút nào. Do khi đổ thêm nước lạnh vào nồi thịt đang ở nhiệt độ cao thì các protein, chất béo từ thịt sẽ kết tủa, co cứng lại và khiến miếng thịt mất đi vị ngon ngọt đặc trưng. Nếu muốn thêm nước khi luộc thì tốt nhất bạn hãy dùng nước sôi để nhiệt nước hai bên cân bằng nhau, tránh ảnh hưởng đến miếng thịt trong nồi.

5. Dùng chung thớt, dao cho thịt sống và chín

Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải, nhiều người thường dùng chỉ 1 dao và một thớt để thái cả thịt sống lẫn thịt chín. Điều đó vô tình khiến các vi khuẩn từ thịt sống bám qua bề mặt thớt vào thịt chín khi ăn vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật.

Hãy để riêng thớt thái thịt sống và thớt thái thịt chín. Nếu có thể, hãy dùng thêm một loại thớt khác để thái rau quả và thay thớt theo khuyến cáo từ 3-6 tháng hoặc khi thớt có dấu hiệu bị mòn, nứt vỡ...

6. Dùng thớt gỗ đã cũ, mòn

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ thớt gỗ là lựa chọn tốt nhất khi bạn băm cũng như thái thịt. Tuy nhiên một chiếc thớt gỗ sử dụng lâu ngày, bị mài mòn, là nơi ẩn trú rất tốt của các loại vi khuẩn.
Vì vậy tốt nhất bạn nên thay mới chiếc thớt gỗ đã mòn của gia đình. Nhớ là không dùng chung thớt cho thực phẩm sống và chín.

7. Để thịt trong ngăn lạnh quá lâu

Các chuyên gia y tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo không nên giữ các loại thịt, hải sản trong ngăn lạnh quá 2 ngày vì sẽ dễ làm thịt bị đông cứng và mất hết dưỡng chất. Ngoài ra, thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ dễ dàng phát sinh các vi khuẩn gây hại.

Cụ thể thời hạn sử dụng được khuyến cáo như sau:

- Các loại thịt đã qua chế biến thì có thể để trong ngăn mát tối đa đến 5 ngày. Tuy nhiên để thịt luôn tươi mới, có nhiều dưỡng chất, hương vị thơm ngon, bạn chỉ nên mua lượng thịt vừa đủ ăn trong ngày.

- Nếu mua quá nhiều, bạn nên đóng gói kỹ sau đó bảo quản thịt trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ tốt hơn.

8. Luộc thịt heo quá kỹ

Chúng ta thường có quan niệm là thịt nấu càng mềm càng ngon, vì vậy khi nấu nướng, nhiều người để thịt trên lửa trong thời gian rất lâu, nhất là khi hầm cả xương, không ít người nấu cho đến khi xương cũng mềm ra mới tắt bếp.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, trong nhiệt độ 200 – 300 độ C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.

Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.

Theo thống kê trong cuộc sống hiện đại, ô nhiễm công nghiệp là nguyên nhân gây ra ung thư chiếm đến 50%, còn lại ảnh hưởng từ ăn uống cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ, con số này là 35%.

Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra./.

Bạn đang đọc bài viết 8 sai lầm phổ biến khi chế biến thịt lợn gây hại cho sức khoẻ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.