Thứ ba, 30/04/2024 09:17 (GMT+7)

Bầy hầy rác thải nông nghiệp độc hại bủa vây Đà Lạt

MTĐT -  Thứ sáu, 20/09/2019 14:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hàng trăm thùng rác màu cam được bố trí khắp các phường, xã sản xuất nông nghiệp ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), nhưng việc thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp đang lộ nhiều bất cập khiến rác ngập khắp đường

Ngày 19/9, ông Phạm Văn Tuyên, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt (Lâm Đồng), thừa nhận việc thu gom rác thải nông nghiệp tại các phường, xã trên địa bàn TP.Đà Lạt đang có những bất cập và hạn chế.

Ngổn ngang rác thải nông nghiệp. Ảnh: Lâm Viên

Ngân sách bỏ ra tiền tỉ

Cụ thể từ vài tháng qua, Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt phối hợp với các phường, xã bố trí tổng cộng 378 thùng rác màu cam tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để thu gom rác thải nông nghiệp.

Ông Phạm Văn Tuyên cho biết thùng rác gồm 2 ngăn, 2 nắp đậy và có 2 cửa hông là thùng rác chuyên dùng thu gom rác thải nông nghiệp, đạt quy chuẩn của Bộ Tài nguyên - Môi trường. Mỗi thùng rác trị giá 4,5 triệu đồng, do ngân sách của TP.Đà Lạt cấp.

Rác thải trên đường Trần Quang Khải, P.8 không được thu gom. Ảnh: Lâm Viên

Đủ loại rác trong thùng, làm thùng rác bị bật cửa hông. Ảnh: Lâm Viên

Lắp đặt xong, thì... bỏ mặc (!)

Ông Phạm Văn Tuyên cho biết thêm, trong quá trình bố trí các thùng rác, chính quyền các phường, xã chịu trách nhiệm phối hợp với Hội nông dân và các Tổ dân phố hướng dẫn bà con nông dân việc phân loại rác trước khi bỏ vào thùng. Trên nắp các thùng ghi rõ quy định và cả biện pháp chế tài nếu bỏ rác sinh hoạt vào thùng hoặc dịch chuyển vị trí thùng rác…

Thế nhưng, thực tế rất nhiều thùng rác màu cam được đặt cạnh thùng rác màu xanh (thu gom rác thải sinh hoạt) nên hầu hết các thùng rác màu cam đều chứa đủ các loại rác sinh hoạt chứ không chỉ rác thải nông nghiệp.

Rác thải chất đống đầu đường Trần Thánh Tông. Ảnh: Lâm Viên

Thùng rác nằm lăn lóc trong bãi cỏ. Ảnh: Lâm Viên

Tại đường An Bình và Trần Thánh Tông, P.3 (Đà Lạt) có những thùng rác màu cam chứa đầy rác hơn 1 tháng qua nhưng không được thu gom, rác nằm ngổn ngang bốc mùi hôi thối; ảnh hưởng đến mội trường sinh thái và mỹ quan đô thị. Đây là con đường hằng ngày có hàng trăm xe chở du khách đi ngang qua để đến khu du lịch hồ Tuyền Lâm.

Tương tự, các thùng rác màu cam trên các con đường Trần Khánh Dư, Lý Nam Đế, P.8 (Đà Lạt) rác thải đủ loại chất đầy, bung cả cửa hông chẳng ai đoái hoài. Trên đường Trần Đại Nghĩa có những thùng rác bị lập úp hoặc nằm lăn lóc giữa bãi cỏ.

Người dân than phiền

Bà Nguyễn Thị Vân (nông dân P.5) than phiền: “Trước khi bố trí thùng rác, bà con được Hội nông dân hướng dẫn cách phân loại rác, chỉ được bỏ bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác màu cam, nhưng nhiều người không ý thức gì cả”.

Ông Lê Văn Duy Hòa, (nông dân P.3), cho biết thêm do một bộ phận người dân thiếu ý thức, không đọc kỹ các quy định ghi trên thùng rác màu cam nên đưa đủ loại rác bỏ vào thùng. Mặt khác từ khi thùng rác được bố trí chưa lần nào có xe đến thu gom rác thải nông nghiệp.

Rất cần sự ý thức của người nông dân bỏ đúng loại rác vào thùng màu cam. Ảnh: Lâm Viên

Để bầy hầy rồi mới tính lộ trình thu gom (?)

Ông Phạm Văn Tuyên thừa nhận từ ngày đơn vị này bố trí thùng rác màu cam (tháng 7/2019) chưa tổ chức thu gom lần nào. Hiện tại đơn vị này đang xây dựng kế hoạch, lộ trình thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp.

Thùng rác thải nông nghiệp có cả đồng hồ treo tường. Ảnh: Lâm Viên

Theo đó, xe thu gom rác thải nông nghiệp mỗi tháng sẽ đến các phường, xã thu gom một lần. Rác được cho vào các bao chuyên dùng chở về kho chứa tại bãi rác Cam Ly. Khi đủ số lượng, xe tải lớn sẽ chở về TP.HCM xử lý, vì hiện nay tại tỉnh Lâm Đồng chưa có nhà máy xử lý loại rác thải độc hại này (bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật...).

Một số hình ảnh rác thải nông nghiệp và rác thải sinh hoạt ngổn ngang tại Đà Lạt:

Theo Thanh niên

Bạn đang đọc bài viết Bầy hầy rác thải nông nghiệp độc hại bủa vây Đà Lạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.