Thứ bảy, 27/04/2024 13:54 (GMT+7)

Bức tranh giao thông đô thị TP Đà Nẵng đến năm 2030

MTĐT -  Thứ tư, 05/07/2023 10:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Dự thảo quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới giao thông đô thị TP Đà Nẵng sẽ có những thay đổi với các dự án hạ tầng giao thông mới.

Bức tranh giao thông đô thị TP Đà Nẵng đến năm 2030
Một góc TP Đà Nẵng hiện nay. (Ảnh: Vietnamnet).

Theo Dự thảo quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới giao thông đô thị TP Đà Nẵng sẽ có những thay đổi với các dự án mới.

Theo đó, việc kết nối mạng đường đô thị theo nguyên tắc đường trục chính đô thị kết nối với mạng đường đối ngoại; đường liên khu vực, đường gom được nối với đường trục chính đô thị...

Đối vớiđường trục chính đô thị, thành phố sẽ quy hoạch mới các tuyến đường trục chính đô thị và nâng cấp một số tuyến đường chính đô thị hiện trạng đủ khả năng lên đường trục chính đô thị. Mục tiêu kết nối các đường cao tốc quốc gia, quốc lộ và đường vành đai phía ngoài với các trung tâm và hạ tầng chính trong thành phố, như là cảng biển, sân bay, ga tàu, trung tâm đô thị, các cụm việc làm chính và khu vực du lịch.

Khoảng cách giữa hai đường trục chính đô thị là khoảng 2,4 - 4 km, hạn chế và kiểm soát giao cắt với các trục nội thị. Sự nâng cấp và xây dựng các tuyến đường trục chính đô thị sẽ cải thiện sự kết nối giữa các trung tâm việc làm và thương mại, tạo ra một sự phát triển kinh tế sôi động tại Đà Nẵng.

Trong đó, các trục chính đô thị theo hướng Bắc - Nam bao gồm quốc lộ 1 (đoạn từ Tạ Quang Bửu đến Vành đai phía Nam); Yết Kiêu - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn - Lê Văn Hiến - Trần Đại Nghĩa; Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Hữu Thọ - Võ Chí Công - Võ Quí Huân; Vành Đai Tây 2 nối dài đến Vành đai phía Nam.

Các trục chính đô thị theo hướng Đông - Tây gồm trục 1 Tây Bắc - Hoàng Thị Loan - Điện Biên Phủ - Lê Duẩn - Cầu sông Hàn - Phạm Văn Đồng, hầm sân bay (từ Vành đai Tây 2) - Duy Tân - Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Thoại, Trung tâm hành chính Hòa Vang - khu liên hợp TDTT Hòa Xuân - Minh Mạng, Nguyễn Sinh Sắc - Hoàng Văn Thái - Bà Nà Suối Mơ.

Quy hoạch tuyến đường vành đai phía Tây 1 nằm giữa đường vành đai phía Tây và đường bộ cao tốc; nghiên cứu quy hoạch và xây dựng hầm chui xuyên qua sân bay kết nối phía đông và phía tây.

Cùng với đó, bổ sung các tuyến đường mới kết nối từ cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam hầm Hải Vân - Túy Loan, từ đường Vành đai phía Tây đến cao tốc La Sơn - Túy Loan (phía sau Khu công nghệ cao), kết nối đường Nguyễn Sinh Sắc đến đường Hoàng Văn Thái nối dài để tạo thành trục chính kết nối Đông - Tây.

Trong khu vực trung tâm thành phố, quy hoạch tuyến đường Lê Duẩn kết nối với đường Đống Đa; quy hoạch tuyến đường Hoàng Hoa Thám thông ra đường Nguyễn Tất Thành.

Quy hoạch và xây dựng công trình qua sông Hàn kết nối từ khu vực đường Đống Đa - Trần Phú sang đường Vân Đồn - Trần Hưng Đạo, tuyến đường Nguyễn Sinh Sắc nối dài thông tuyến đường Hoàng Văn Thái, Vành đai phía Tây II và đường tránh Nam Hải Vân, mở rộng các tuyến đường giao thông xung quang ga Kim Liên, Cảng Liên Chiểu; đồng thời tính toán các giải pháp kết nối Cảng biển và Ga Kim Liên...

Quy hoạch chung cũng định hướng xây dựng các tuyến đường ngầm xuyên qua những dự án phát triển lớn: đường hầm qua sân bay và các dự án phát triển với những khu đất lớn, như đất quân sự hạn chế khả năng tiếp cận kết nối của các con đường.

Bên cạnh hệ thống giao thông đường bộ, đối với hệ thống giao thông công cộng, Đà Nẵng sẽ quy hoạch xây dựng hai tuyến MRT (Mass Rapid Transit) được định hướng vào giai đoạn đến 2030 là trục vận tải công cộng tốc độ cao, khối lượng vận chuyển hành khách lớn.

Giai đoạn từ nay đến năm 2050 sẽ quy hoạch 11 tuyến LRT, bao gồm các tuyến kết nối tuyến MRT tương lai với các trung tâm đô thị, các tuyến tramway ven biển (ven vịnh Đà Nẵng và tuyến nối Cảng Tiên Sa đi dọc bờ biển phía Đông) và tuyến ven sông Hàn để tạo thành mạng lưới giao thông công cộng hoàn chỉnh cho thành phố.

Các tuyến vận tải của mạng BRT hiện tại được định hướng nâng cấp lên LRT, MRT trong tương lai khi cần thiết để phù hợp với sức chứa hành khách lớn hơn.

Về các tuyến LRT du lịch, dự kiến xây dựng ba tuyến LRT du lịch hoặc phương thức khác tương đương năng lực và tốc độ vận chuyển.

Một số tuyến LRT sẽ tận dụng, mở rộng quỹ đất đường ray có sẵn của nhánh đường sắt quốc gia Bắc - Nam (sau khi di dời Ga đường sắt hiện trạng ra khỏi trung tâm thành phố) để xây dựng, đồng thời kết hợp tái phát triển đô thị dọc trục hành lang tuyến LRT theo định hướng TOD.

Cùng với đó, xây dựng tuyến giao thông công cộng (đường sắt đô thị) kết nối giữa TP Đà Nẵng với TP Hội An và thị trấn Lăng Cô (Huế); bố trí sẵn quỹ đất (ngầm/nổi) phù hợp cho các vị trí ga đầu cuối, ga trung chuyển, depot của các tuyến vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn MRT và LRT. Định hướng phát triển các ga này theo mô hình TOD, gồm kết nối đồng bộ với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác (xe buýt, xe đạp công cộng, taxi, ...) kết hợp quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ tập trung.

Các trạm trung chuyển chính bao gồm cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, ga Đà Nẵng hiện trạng, Ga Đà Nẵng mới theo quy hoạch, công viên 29/3, cảng Sông Hàn...

Dự kiến đến năm 2030, hệ thống xe buýt thành phố sẽ gồm 15 tuyến buýt trục chính và khoảng 10 tuyến buýt gom phụ trợ. Các tuyến buýt trục chính sẽ khai thác loại phương tiện trung bình và lớn từ 40 - 80 chỗ. Các tuyến buýt gom phụ trợ khai thác phương tiện cỡ nhỏ và trung bình từ 16-30 chỗ. Khuyến khích phương tiện thân thiện môi trường như: xe buýt điện, CNG, LPG.

Bạn đang đọc bài viết Bức tranh giao thông đô thị TP Đà Nẵng đến năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Hải Quân/Dòng Vốn Kinh Doanh

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề