Thứ bảy, 18/05/2024 20:41 (GMT+7)

Ca trù Đông Môn: “đặc sản” trong “thực đơn” ngày Xuân

Nam Phong -  Thứ sáu, 20/01/2023 09:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ca trù từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân làng Đông Môn xã Hoà Bình nói riêng, huyện Thuỷ Nguyên, Tp Hải Phòng nói chung, nhất là trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Ca trù là một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo, vừa mang đậm tính dân gian lại vừa rất uyên bác cả trong âm nhạc lẫn lời ca. Nhu cầu được xem diễn xướng môn nghệ thuật độc đáo này dường như đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nhất là trong dịp Tết đến Xuân về. Xuân nào cũng vậy, rất nhiều người Làng Đông Môn, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã chọn cho mình thú vui nghe hát ca trù tại đình làng vào đêm giao thừa. Đến đây, mỗi người như có cảm giác đang lạc giữa những cuộc hát ả đào từ ngàn xưa, để tâm hồn thảnh thơi hướng về cội nguồn. 

Theo các vị cao niên địa phương, nghệ thuật ca trù xuất hiện ở Đông Môn khoảng hơn 200 – 300 năm nay (muộn nhất là từ thế kỷ XVIII). Người đưa ca trù về Đông Môn là cụ Tô Tiến, trùm của một giáo phường ca trù ở Kinh Môn (Hải Dương).

tm-img-alt
Ca trù Đông Môn trở thành một “món ăn tinh thần” ngày Xuân.

Với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, năm 1993 chính quyền địa phương đã đứng ra thành lập CLB ca trù Đông Môn thuộc (xã Hoà Bình) với sự đóng góp của nghệ nhân hát ca trù Tô Thị Chè (dạy hát), ông Tô Văn Nghị (kép đàn) và rất nhiều những người đam mê ca trù cùng tham gia.

Ngày nay tại khuôn viên di tích đền Phủ từ Ca Công, đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, phục vụ bà con thưởng thức ca trù trong những ngày đầu xuân. Tiếng tính tang, tòm chát... ứ hử ư hừ của các đào, kép say sưa biểu diễn khiến cho không gian ngày xuân ở đây thật rộn ràng, ấm áp mà thiêng liêng.

Ca nương Phạm Thị Liên là người tham gia hát ca trù được 27 năm và trực tiếp truyền dạy ca trù cho các cháu học sinh, hiện là công chức văn hoá xã hội xã Hoà Bình cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, CLB của chúng tôi bắt đầu “bận rộn” từ ngày 20 tháng Chạp cho đến hết tháng Giêng. Ngoài việc biểu diễn trong đêm Giao thừa, CLB ca trù Đông Môn còn được mời biểu diễn trong các buổi lễ mừng thọ đầu Xuân tại các dòng họ, các xóm và gia đình, các lễ hội. Hiện CLB ca trù Đông Môn có 15 thành viên, cứ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần thì CLB lại sinh hoạt tại khuôn viên di tích đền Phủ từ Ca Công. Để gìn giữ, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị độc đáo của ca trù hiện CLB có truyền dạy cho các cháu học sinh trong xã. trong đó có 3 cháu hát rất tốt.”

tm-img-alt
Những lớp nghệ nhân, ca nương mới đã và đang tiếp nối nhau gìn giữ và phát huy những giá trị độc đáo của ca trù.

Những lớp nghệ nhân, ca nương mới đã và đang tiếp nối nhau gìn giữ và phát huy những giá trị độc đáo của ca trù. Góp phần bảo tồn và gìn giữ cho vùng đất Đông Môn ngàn năm văn hiến một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc.

Ca trù đang trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cộng đồng dân cư và được coi như là một “đặc sản” trong “thực đơn” ngày Xuân của các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa truyền thống như mừng thọ, giỗ tổ, hội làng, của người dân Đông Môn xã Hoa Bình, huyện Thuỷ Nguyên, Tp hải Phòng.

Bạn đang đọc bài viết Ca trù Đông Môn: “đặc sản” trong “thực đơn” ngày Xuân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái
Ngày 18/5, Lễ hội “Hoa Sim biên giới năm 2024” có chủ đề “Biên cương Tổ Quốc tôi” được tổ chức trên địa bàn xã Hải Sơn, TP Móng Cái, Quảng Ninh với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí phong phú, lành mạnh mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.
Bài thơ: Tím môi
Em có về ngược nắng không em /Để bằng lăng, tím chiều vào hạ

Tin mới

Khai mạc lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái
Ngày 18/5, Lễ hội “Hoa Sim biên giới năm 2024” có chủ đề “Biên cương Tổ Quốc tôi” được tổ chức trên địa bàn xã Hải Sơn, TP Móng Cái, Quảng Ninh với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí phong phú, lành mạnh mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.