Chủ nhật, 19/05/2024 00:26 (GMT+7)

Chương trình thu gom vỏ hộp giấy tái chế: Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn Việt Nam

Phạm Hoàng -  Thứ sáu, 25/08/2023 07:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc tái chế vỏ hộp giấy (bao gồm vỏ hộp sữa, vỏ hộp nước trái cây và các loại vỏ hộp đựng thức uống khác) đang trở thành một chủ đề quan trọng trong nỗ lực xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Ước tính khoảng 15 tỉ vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng (tương đương 150.000 tấn) mỗi năm tại Việt Nam (theo báo cáo năm 2018 được chia sẻ bởi Báo Tài Nguyên & Môi Trường). Năm 2020, ước tính tại Thủ đô Hà Nội, trung bình mỗi ngày có trên 1 triệu trẻ em uống sữa, phát sinh ra ít nhất 1 triệu vỏ hộp sữa tương đương với 10 tấn rác thải mỗi ngày.

Nếu không được phân tách riêng để tái chế hoặc xử lý phù hợp, vỏ hộp sữa lúc này sẽ trở thành "rác chết" đi vào các bãi chôn lấp hoặc thải bỏ ra môi trường. Trong khi 100% vỏ hộp giấy (thành phần khoảng 75% bột giấy, 21% polymer và 4% nhôm) có thể tái chế, giúp giảm lượng rác thải, tránh lãng phí nguồn tài nguyên và góp phần sử dụng nguồn nguyên liệu giấy một cách bền vững. 

tm-img-alt
Lượng rác thải hộp sữa giấy mỗi ngày thải ra là rất lớn, nếu không được phân tách tái chế, lượng rác thải này sẽ trở thành rác chết đi vào các bãi chôn lấp hoặc thải ra môi trường

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam, lượng vỏ hộp giấy đã không ngừng tăng theo nhu cầu tiêu dùng.

Trước thực trạng này, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã đồng lòng thúc đẩy chương trình thu gom và tái chế vỏ hộp giấy nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng môi trường kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

tm-img-alt
tm-img-alt
Chương trình thu gom vỏ hộp giấy nhận được sự hưởng ứng tích cực và tham gia mạnh mẽ của nhiều đơn vị, tổ chức...

Chương trình thu gom vỏ hộp giấy nhận được sự tham gia mạnh mẽ từ nhiều tổ chức, đơn vị, cơ quan và nhà sản xuất. Đặc biệt, chương trình Sữa học đường và nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em đã thúc đẩy hoạt động thu gom và tái chế vỏ hộp sữa giấy trong hệ thống giáo dục. Sự ủng hộ tích cực từ phía thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh đang tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thói quen phân loại rác từ nguồn trong cuộc sống hàng ngày.

Dự án trường học xanh được thực hiện bởi Môi trường Á Châu, cung cấp các giải pháp đồng hành cùng Nhà trường các cấp trong hoạt động giáo dục – đào tạo về bảo vệ môi trường, xây dựng trường học thân thiện môi trường bằng các hoạt động giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế nhằm tuần hoàn và nâng cao giá trị chất thải; cuối cùng, hướng đến xử lý chất thải bằng các phương pháp bền vững cho môi trường.

Chương trình thu gom vỏ hộp giấy là chương trình được lồng ghép trong dự án Trường học xanh và các dự án phân loại rác tại nguồn và mở rộng đến tất cả các Cơ quan, Tổ chức, Cá nhân,… có phát sinh vỏ hộp giấy như: hệ thống bệnh viện; mái ấm, nhà mở, trung tâm bảo trợ xã hội; chuỗi kinh doanh F&B, trung tâm thương mại, văn phòng, …

Các loại hộp thu gom: Vỏ hộp sữa giấy, vỏ hộp giấy đựng nước trái cây, vỏ hộp giấy đựng thức uống khác,…

Trong vỏ hộp sữa giấy, ước tính bao gồm khoảng 75% bột giấy, 21% polymer và 4% nhôm. Sau khi chuyển giao, vỏ hộp giấy được tái chế thành nguyên liệu “tuần hoàn” thành sản phẩm hữu ích. Có thể kể đến: bột giấy (sản xuất cuộn giấy thành phẩm, thùng giấy, giấy sản xuất tập vở,…); hỗn hợp lõi nhôm, nhựa được tái chế thành tấm lợp, gạch; tiếp tục được lắp ghép, gia công thành các sản phẩm khác như thùng rác,..

Khi tái chế 1 tấn giấy, ước tính, chúng ta góp phần giảm khai thác tương ứng 17 cây xanh trưởng thành (hoặc từ 4.1 - 4.3 tấn gỗ), tiết kiệm 26,000 lít nước, hơn 4000 Kwh điện, tiết kiệm khoảng 2.5m3 không gian bãi chôn lấp và giảm phát thải khí nhà kính tương đương 1 tấn các

Tái chế vỏ hộp giấy có một chuỗi quá trình chính gồm bốn bước: thu gom vỏ hộp sau khi sử dụng, tách riêng các phần như nắp vặn và ống hút, làm dẹp và xếp gọn vỏ hộp để bảo quản, cuối cùng là bàn giao điểm thu gom để vỏ hộp được tái chế thành sản phẩm hữu ích.

tm-img-alt
Ngoài chương trình thu gom tái chế vỏ hộp giấy thuộc dự án Trường học xanh, Môi trường Á Châu cũng luôn hướng đến đồng hành cùng các đơn vị, cơ quan tổ chức,... thúc đẩy nhiều dự án môi trường khác hướng đến tính bên vững 

Ngoài việc thúc đẩy thu gom và tái chế vỏ hộp giấy, trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất (EPR) cũng là một bước tiến quan trọng. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất tham gia vào việc thu gom và tái chế sản phẩm bao bì giấy. Quy định này được thể hiện trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, nêu rõ rằng bao bì giấy phải được thu gom và tái chế kể từ ngày 1/1/2024.

Môi trường Á Châu không chỉ tập trung vào chương trình thu gom vỏ hộp giấy mà còn thúc đẩy nhiều dự án môi trường khác nhằm hướng tới tính bền vững. Điều này bao gồm việc truyền thông về giảm thiểu và phân loại rác tại nguồn, thu hồi sản phẩm sau sử dụng và nâng cao giá trị chất thải thông qua tái sử dụng và tái chế, nhằm xây dựng một môi trường thân thiện và không gây ô nhiễm thứ cấp.

Bạn đang đọc bài viết Chương trình thu gom vỏ hộp giấy tái chế: Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Rượu nếp cẩm OCOP mang tên O Vịnh
O Vịnh, người phụ nữ sinh ra và lớn lên trên mãnh đất gió Lào cát trắng Quảng Bình, cũng là người đã tạo nên dòng rượu Nếp cẩm được trồng ngay chính nơi đã sinh ra O. Nhưng để có được thứ rượu nếp mang tên mình, O Vịnh đã trải qua rất nhiều gian khó!

Tin mới

Khai mạc lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái
Ngày 18/5, Lễ hội “Hoa Sim biên giới năm 2024” có chủ đề “Biên cương Tổ Quốc tôi” được tổ chức trên địa bàn xã Hải Sơn, TP Móng Cái, Quảng Ninh với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí phong phú, lành mạnh mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.