Thứ sáu, 26/04/2024 08:12 (GMT+7)

Đề xuất gây tranh cãi, xe máy phải bật đèn suốt cả ngày

MTĐT -  Thứ bảy, 09/05/2020 10:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Trong đó, dự luật bổ sung nhiều quy định mới, đặc biệt là quy tắc sử dụng đèn của các phương tiện tham gia giao thông.

Cụ thể, khoản 3 Điều 27 của dự luật giao thông quy định: Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.

Như vậy, người lái xe máy khi tham gia giao thông phải bật đèn được trang bị theo thiết kế của xe.

Đại diện Bộ GTVT cho rằng, các quy định trên được tham khảo từ Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ (Công ước 1968). Trong đó, quy định bật đèn xe máy cả ngày nhằm tăng nhận diện, giúp người điều khiển ô tô dễ dàng nhận diện các phương tiện đang lưu thông. Đặc biệt xe tải thường có những điểm mù mà người ngồi trong ô tô không phát hiện được, từ đó giảm tai nạn giao thông.

Theo quy định hiện nay của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100/2019, người điều khiển xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện; máy kéo, xe máy chuyên dùng…) bắt buộc phải sử dụng đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Theo điểm L khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt 100.000-200.000 đồng nếu không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Đề xuất này đang gây tranh cãi bởi có ý kiến cho rằng, Việt Nam là đất nước nhiệt đới nhiều ánh sáng nên người tham gia giao thông có thể dễ dàng quan sát mà không cần đèn vào ban ngày. Nhiều ý kiến cũng tỏ ra lo ngại bật đèn có thể gây chói mắt với người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều.

Nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc xe cơ giới đường bộ (bao gồm mô tô, xe máy) phải có đèn chiếu sáng ban ngày (Daytime Running Light) để nâng cao khả năng nhận biết cho phương tiện khi tham gia giao thông.

Ở châu Âu, đa số các quốc gia đều đang áp dụng việc bật đèn xe ban ngày để tham gia giao thông. Bởi họ nhận thấy rằng trên các hệ thống đường cao tốc mà các phương tiện được chạy với tốc độ rất cao, các xe sẽ dễ phát hiện ra nhau từ rất xa nếu bật đèn ban ngày.

Chia sẻ với Phụ nữ mới, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, ông Nguyễn Văn Quyền cho rằng Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ có quy định bật đèn cả ngày đối với các phương tiện tham gia giao thông. Nhưng quy định chỉ phù hợp với các nước châu Âu nơi mà ánh sáng không đủ, sương mù nhiều.

Việt Nam là đất nước nhiệt đới, mùa hè nhiệt độ cao, nếu bật đèn sẽ gây chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều. Ngoài ra còn gây tốn điện ở ắc quy, tăng tiêu thụ nhiên liệu, chi phí, lượng phát tải khí gây ô nhiễm.

Một chuyên gia giao thông khác cho rằng, Việt Nam có khoảng 60 riệu xe máy, mỗi ngày 20 triệu xe hoạt động với lượng nhiên liệu lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm cao, tăng thải khí nhà kính góp phần làm khí hậu nóng lên, điều này đi ngược với xu thế. Theo chuyên gia này, nếu quy định trên được áp dụng, vào mùa hè nắng nóng, hàng triệu xe ra đường dẫn đến kẹt xe, khói bụi, nóng bức… Những người bật đèn chiếu thẳng vào mặt người đi ngược chiều sẽ dễ gây tai nạn.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất gây tranh cãi, xe máy phải bật đèn suốt cả ngày. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.