Thứ sáu, 26/04/2024 11:25 (GMT+7)

Lễ chiêm bái tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Đồng Anh -  Thứ năm, 17/12/2020 14:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. HCM tổ chức Đại lễ tưởng niệm 712 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Sáng ngày 14.12.2020 (1.11 Canh Tý) tại Việt Nam Quốc Tự (TP Hồ Chí Minh), Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trang nghiêm Đại lễ tưởng niệm 712 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn.

Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của chư vị Trưởng lão: Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng chứng minh, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh; Hòa thượng Thích Giác Tường, Hòa thượng Thích Viên Minh, Hòa thượng Thích Như Niệm, Ủy viên thường trực Hội đồng chứng minh; Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Hòa thượng Thích Như Tín… đồng Thành viên Hội đồng chứng minh, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng Chư tôn đức Hội đồng trị sự.

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, cung tuyên tiểu sử Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài là một lãnh tụ thiên tài, vị vua anh minh, anh hùng dân tộc. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của một vị vua, người xuất gia và sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng nhập thế “cư trần lạc đạo” được kế tục cho đến hôm nay, và trở thành cương lĩnh về hành động cho Phật giáo Việt Nam.

Thay mặt Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đã dâng lời tưởng niệm hướng tâm tới Phật hoàng...

Trong giờ phút thiêng liêng, với sự dẫn lễ của Hòa thượng Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban kiêm Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo TP, chư tôn giáo phẩm Hội đồng chức minh, Hội đồng trị sự, Ban trị sự Phật giáo TP cùng quan khách đã thành kính niệm hương, đảnh lễ, tưởng niệm, tri ân, đồng nhất tâm tụng niệm Bát Nhã tâm kinh cúng dường Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị Phật của Việt Nam đã kiến tạo nền móng cho sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay, cùng chư tôn thiền đức tiền bố hữu công.

Tiếp đó, chư tôn giáo phẩm Tăng Ni, cùng đại diện Họ Trần và các đơn vị đồng tổ chức sự kiện này đã thành kính niêm hương, đảnh lễ trước tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông được an trí tại Việt Nam Quốc Tự.

Tôn tượng Phật hoàng được làm bằng gốm đỏ Luy Lâu cao 2,5 mét do nghệ nhân quốc gia Nguyễn Đăng Vông công phu chế tác sau nhiều tháng... Hành trình cung rước an vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông từ đền Thái tổ Trần Thừa, (Nam Định) đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang) bằng đường bộ. Việt Nam Quốc Tự là điểm dừng tôn tượng được an vị tại khuôn viên trước tháp Đa Bảo để phật tử thành phố Hồ Chí Minh chiêm bái.

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH CUNG RƯỚC RƯỚC VÀ AN VỊ TƯỢNG PHẬT HOÀNG

Thông điệp “đạo gắn với đời” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông được tỏa sáng thông qua hành trình cung rước tôn tượng Phật hoàng bằng đường bộ trải dài gần 2000 km từ Đền Thái Tổ Trần Thừa (Nam Định) đền Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang) đã gần đến đích.
Ngày 18.12 (5.11 Canh Tý):
- 10 giờ: Lễ khởi rước tôn tượng Phật hoàng sẽ được thực hiện tại Việt Nam Quốc Tự và điểm đến là Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Hành trình cuối còn hơn 80 km sẽ được truyền hình trực tiếp trên Butta - mạng xã hội trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trên trang fanpage Butta, với công nghệ livestream di động độc đáo và hiện đại bậc nhất hiện nay, thời lượng trên sóng là 240 phút liên tục đến 14 giờ cùng ngày. Nhiều hòa thượng, thượng tọa, doanh nhân, chuyên gia, phật tử ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, sẽ đối thoại trực tiếp tại livestream này về chủ đề Phật hoàng. Dẫn chương trình là MC của Truyền hình An Viên.
- 14 giờ 30: Tôn tượng Phật Hoàng được đón rước trọng thị và trang nghiêm tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.
Ngày 19.12 (6.11 Canh Tý):
- 16 giờ: 500 thiền sinh trình diễn Thiền dưỡng sinh tâm thể Trần Nhân Tông tại nhiều khu vực của Tứ động tâm (4 thánh tích đỉnh cao của Phật giáo thế giới) trong khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.
- 17h: Lễ phóng sinh, cúng Phật cầu nguyện cho hòa bình, an lạc.
- 18h: 500 thiền sinh của Thiền dưỡng sinh tâm thể Trần Nhân Tông đồng hành cùng du khách tham gia Lễ thả hoa đăng tại khu vực Tháp Bồ đề đạo tràng.
Ngày 20.12 (7.11 Canh Tý):
- 8 giờ: Lễ an vị tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông và đặt đá xây dựng “Quần thể không gian Thiền sư Việt”.
Những hoạt động văn hóa, tâm linh nói trên sẽ được Butta.vn truyền hình trực tiếp.
Kính mong chư tăng ni, phật tử Việt trong và ngoài nước nhất tâm hồi hướng tới Phật Hoàng cầu Quốc thái dân an, hòa bình, an lạc, tiêu trừ bệnh tật...
Cùng nhau chia sẻ Phật sự có ý nghĩa văn hóa tâm linh này trong cộng đồng, tôn vinh vua Phật - một biểu tượng văn hóa đặc biệt Việt Nam.

Chương trình được tường thuật trực tiếp và cầu nguyện trợ duyên cho phật sự này trên trang: Butta.vn và Fanpage Butta./.

Bạn đang đọc bài viết Lễ chiêm bái tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.