Thứ sáu, 26/04/2024 17:43 (GMT+7)

Bình Liêu: Nhân dân hưởng lợi từ Chương trình 135, Đề án 196

MTĐT -  Thứ bảy, 30/11/2019 08:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh thì Chương trình 135, Đề án 196 đã mang lại những kết quả tích cực trong hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thay đổi cuộc sống nười dân.

Với huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh thì Chương trình 135, Đề án 196 đã mang lại những kết quả tích cực trong hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thay đổi cuộc sống nười dân.

Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp triển khai tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng và các dự án công trình trên địa bàn huyện.

Quan tâm thực hiện

Năm 2019, huyện Bình Liêu xác định nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành Chương trình 135, đề án 196.

Tính đến hết tháng 8 năm 2019, cán bộ và nhân dân huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung lồng ghép các nguồn lực đầu tư từ Chương trình 135, Đề án 196 và nguồn vốn nông thôn mới để khởi công 107 công trình hạ tầng, với tổng kinh phí đầu tư 53 tỷ đồng; phân bổ 3,5 tỷ đồng hỗ trợ 16 dự án phát triển sản xuất tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Con đường được đầu tư vào bản sông Mocoosooc

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện hiện đạt khoảng 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 5,4%. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới toàn huyện hiện đạt 14,4/20 tiêu chí, bằng 84,4% kế hoạch; 41,4/53 chỉ tiêu, đạt 88,1% kế hoạch.
.
Đối với nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới: Tính từ đầu năm đến hết tháng 10 năm 2019, toàn huyện đã tiếp nhận 25 lượt dự án; thực hiện phê duyệt 13 dự án và 10 dự án đang thẩm định, còn 2 dự án khác không điều kiện đã được loại bỏ...

Dấu ấn trong thực hiện

Có được những kết quả thành công đó là do sự đồng lòng, đoàn kết từ lãnh đạo huyện đến các xã, thị trấn đã chủ động thực hiện các nội dung đề án theo phân công. Các cơ quan đã tổ chức họp dân, thực hiện thông tin tuyên truyền, rà soát đối tượng đăng ký, chốt danh sách hỗ trợ theo quy định được triển khai sớm.

Từ đó, một số xã, đơn vị đã đảm bảo tiến độ xây dựng đề án đề ra. Tiêu biểu trong số đó có UBND xã Đồng Tâm.

Lãnh đạo huyện Bình Liêu khảo sát điểm du lịch mới tại xã Đồng Tâm

Theo tìm hiểu của Phóng viên, Đồng Tâm là Xã nằm ở phía Bắc của huyện Bình Liêu, phía Đông giáp xã Hoành Mô; phía Nam giáp xã Lục Hồn; phía Tây giáp các xã Lục Hồn, Tình Húc và biên giới CHND Trung Hoa; phía Bắc giáp xã Hoành Mô và biên giới CHND Trung Hoa. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn...

Téc inox trữ nước sinh hoạt phục vụ các hộ dân tại thôn Nà Khau, xã Đồng Tâm, Bình Liêu

Tuy nhiên, những năm qua, nhờ nguồn vốn của Chương trình 135, Đề án 196 cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, xã Đồng Tâm đã có nhiều thay đổi. Đời sống nhân dân, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo giảm đáng kể hàng năm.

Trước tiên là ngay từ năm 2016, từ nguồn vốn 135, Đồng Tâm đã nhận thấy tính thiết thực để đầu tư vào các công trình nước tự chảy ở các thôn như: Chè Phạ, Ngàn Phe, Nà Áng, Phiêng Tắm, đem lại nguồn nước hợp vệ sinh cho hơn 200 hộ dân của các thôn này. Cùng với đó, chính quyền đã vận động bà con trồng hơn 200ha thông lấy nhựa và cây hồi. Đây là các cây lâu năm giữ được nguồn nước. Xã còn tiếp tục vận động người dân trồng thêm 40ha cây sở (hiện tại có 120ha) để phát triển sản phẩm OCOP của huyện Bình Liêu.

Đến năm 2017, từ các nguồn vốn của Chính phủ và tỉnh, Đồng Tâm tiếp tục thực hiện được các công trình phục vụ đời sống người dân, như: Đường giao thông nối thôn Ngàn Vàng Giữa với thôn Kéo Chản; công trình nước sạch thôn Đồng Long; các tuyến kênh Pài Tà (thôn Ngàn Phe), Dà Chí (thôn Pắc Pò), Tèn Vài (thôn Ngàn Vàng Dưới), tuyến đường Pắc Pò – Sam Quang... Trong đó, từ nguồn vốn 135, toàn xã có nhiều hộ được hỗ trợ bò giống và được hỗ trợ xây nhà từ Qũy Vì người nghèo của tỉnh.

Lễ trao tặng bò cho hộ nghèo xã Đồng Tâm

Nối tiếp thành công đó, sang năm 2018, xã Đồng Tâm đã đưa 3 thôn Nà Áng, Pắc Pò, Nà Tau ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, UBND xã Đồng Tâm đã quán triệt, thực hiện nhiệm vụ chiến lược bằng nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, khai thác, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, khơi dậy tinh thần đoàn kết, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân, quyết tâm xây dựng xã phát triển toàn diện, cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, thực sự là đơn vị cơ sở vững mạnh của huyện Bình Liêu.

Nói về bước tiến của Chương trình 135, Đề án 196 năm 2019, ông Hoàng Văn Tằng – Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm chia sẻ: “Năm 2019, Chương trình đã thẩm định, phê duyệt 6 dự án cho 103 hộ thụ hưởng (02 dự án bò 82 con; 01 dự án trâu 54 con và 02 dự án gà 950 con). Kinh phí đã phê duyệt 1.749,98 triệu đồng/2.280 triệu đồng. Ngoài ra, còn 02 dự án đang trình phê duyệt với trị giá 345 triệu đồng”.

Ghi nhận thêm của Môi trường và Đô thị điện tử cho thấy: trong năm 2019, kinh tế - xã hội của xã Đồng Tâm đã có những chuyển biến rõ nét. Các dự án vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình 135, Đề án 196 với tổng vốn được phân bổ: 2.280.000.000đ. Số dự án được hỗ trợ: 06 dự án; tổng kinh phí thực hiện: 3.188.610.000đ.

Nhìn chung, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình 135, Đề án 196, toàn xã Đồng Tâm đã đạt được nhiều kết quả và tín hiệu tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân về các mặt: Thu nhập bình quân; đường thôn, xóm đã được bê tông hóa, nhựa hóa; nhân dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn, sử dụng nước hợp vệ sinh; trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư...

Ông Hoàng Văn Tằng chủ tịch xã Đồng Tâm đang trao đổi cùng phóng viên Moitruongvađothi.vn

 Khi được hỏi về kết quả của triển khai Chương trình 135, Đề án 196 tại địa phương, Ông Hoàng Văn Tằng– Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của các đồng chí lãnh đạo huyện; sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên việc xây dựng nội dung, triển khai thực hiện các chính sách đảm bảo đúng đối tượng hưởng thụ, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

“Để khắc phục những khó khăn còn lại, tạo đà mới cho sự phát triển, thời gian tới, chính quyền xã Đồng Tâm sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, tài sản trên đất, đóng góp ngày công lao động, tổ chức tham gia xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật nông thôn, các mô hình phát triển sản xuất; nâng cao chất lượng các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”; vận động xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu...” – Ông Hoàng Văn Tằng cho biết thêm.

Đề án 196 là cách làm mới, riêng có hiện nay của tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện Chương trình 135 đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Qua đó, các địa phương đã phân bổ vốn Chương trình 135 cho 472 danh mục công trình hạ tầng thuộc đề án 196, với tổng kinh phí 476,894 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 1.118/1.337 nhà ở tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn cho đối tượng hộ nghèo, người có công với cách mạng (trong đó đã hoàn thành xây mới 1.053 hộ, đang thực hiện xây mới 65 hộ).

Tỷ lệ người dân tại các xã đặc biệt khó khăn tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%; 17/17 xã tiếp tục duy trì đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 1.380 người lao động nông thôn thuộc các huyện có xã, thôn đặc biệt khó khăn được đào tạo nghề và giải quyết việc làm...

Bạn đang đọc bài viết Bình Liêu: Nhân dân hưởng lợi từ Chương trình 135, Đề án 196. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Trần Lan

Cùng chuyên mục

Tin mới