Thứ sáu, 26/04/2024 10:55 (GMT+7)

Không phát hiện bất thường trong thanh tra giá điện

MTĐT -  Thứ hai, 13/05/2019 11:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bước đầu kiểm tra giá bán điện tại các tổng công ty điện lực và các doanh nghiệp, đoàn công tác của Bộ Công Thương không phát hiện điều bất thường về việc giá điện tăng trong tháng 4 vừa qua.

Báo Tiền phong đưa tin, theo kết quả kiểm tra bước đầu của đoàn công tác Bộ Công Thương về việc thực hiện điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện tại các tổng công ty điện lực và các doanh nghiệp ở ba miền Bắc, Trung, Nam không phát hiện bất thường và trong tháng 4 vừa qua.

Tại buổi kiểm tra tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), các số liệu của đơn vị cho thấy sản lượng điện tiêu dùng tháng 4 tăng gần gấp đôi so với quý I là nguyên nhân chính dẫn đến khách hàng phải trả nhiều tiền hơn so với tháng trước đó.

Báo cáo của EVNNPC cho thấy, sản lượng điện trung bình ngày trong tháng 4 đạt 202 triệu kWh, tăng 14 triệu kWh/ngày so với tháng 3. Sản lượng cực đại đạt 220,73 triệu kWh (ngày 25/4), thấp nhất là 177,57 triệu kWh (ngày 14/4).

Đại diện Ban kinh doanh của EVNNPC cho biết có 3 nguyên nhân chính làm tăng sản lượng điện tiêu dùng, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng cao như thời tiết nắng nóng, nhu cầu điện tăng cao đột biến; thời gian ghi chỉ số tháng 4 dài hơn tháng 3/2019 là 3 ngày và ảnh hưởng của quyết định điều chỉnh điện tăng giá điện ngày 20/3/2019.

Tại cuộc làm việc với Tổng công ty Điện lực TPHCM, đại diện tổng công ty cho biết, từ đầu tháng 3/2019, thời tiết nắng nóng liên tục. Sản lượng điện dùng cho sinh hoạt tháng 4 lên tới 947,85 triệu kWh, tăng 30,80% so với tháng 3. Sản lượng điện tiêu thụ cao nhất đạt kỷ lục vào ngày 24/4 là hơn 90 triệu kWh, tăng 10,98% so với ngày cao nhất năm 2018.

Ảnh minh họa: Internet.

Trước đó, ngày 20/3, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân áp dụng từ ngày 20/3 là 1.864,44 đồng/kWh. Mức giá này cao hơn giá bán lẻ bình quân hiện hành là 143,79 đồng/kWh, tăng tương đương 8,36%.

Ngay sau khi Quyết định điều chỉnh giá điện được thi hành, hàng loạt ý kiến phản ánh về việc các hộ dùng điện có giá điện tăng đột biến sau khi điều chỉnh giá. Cùng với đó là những giải thích của lãnh đạo nghành điện, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tính từ thời điểm thực hiện điều chỉnh tăng giá điện (20/3) đến ngày 26/4, EVN cho biết, đã có tới 13.000 ý kiến của khách hàng về hóa đơn tiền điện. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, EVN sẽ thực hiện phúc tra đối với những hóa đơn có lượng điện tiêu thụ tăng từ 1,5 lần trở lên so với tháng liền kề trước đó.

Theo nhiều chuyên gia am hiểu về thị trường điện, mấu chốt của “hiện tượng” hóa đơn tiền điện tăng cao bất thường hiện nay là do cách tính giá bán điện theo bậc thang lũy tiến của EVN. Hiện nay đang có 6 bậc thang, người dân càng dùng nhiều điện thì EVN càng có lãi lớn bởi cùng một sản lượng điện làm ra nhưng nếu người tiêu dùng sử dụng nhiều thì các số điện ở bậc sau sẽ có giá cao hơn bậc trước.

Vì vậy, cũng có ý kiến cho rằng, Bộ Công thương và EVN cần chỉnh sửa, thay đổi cách tính hóa đơn, giá bán điện theo bậc thang lũy tiến (phần lớn các hộ gia đình hiện nay đang sử dụng điện ở bậc 2 và 3). Nhưng cũng có ý kiến đề nghị người dân nên tiết kiệm điện tối đa sẽ tránh được hóa đơn tiền điện tăng vọt bất thường do cách tính tiền điện theo bậc lũy tiến (càng dùng nhiều thì giá mua điện càng đắt).

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Không phát hiện bất thường trong thanh tra giá điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.