Thứ bảy, 27/04/2024 11:00 (GMT+7)

Khu Sở Thùng - Sức sống mới với nhiều thách thức

Minh Anh -  Thứ ba, 12/11/2019 13:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quán xá nhộn nhịp, xe cộ xuôi giòng, một cảnh quang ngập tràn sức sống trên đường Phạm Văn Đồng khiến cho mọi người quên đi những hình ảnh không tốt đẹp trước kia của nó, khu sở thùng.

Mỗi lần đi qua con đường mang tên Phạm Văn Đồng ai cũng trầm trồ khen ngợi. Con đường được mệnh danh đẹp nhất thành phố thật không sai chút nào. Những chòi tranh, vách đất ngày nào giờ đã biến thành những căn nhà khang trang, xinh xắn. Cuộc sống giờ đổi thay đến không ngờ. Quán xá nhộn nhịp, xe cộ xuôi giòng, một cảnh quang ngập tràn sức sống đã làm cho mọi người quên đi những hình ảnh không tốt đẹp trước kia của nó. 

 Con đường được mệnh danh đẹp nhất thành phố

Ai cũng rất ngại khi phải đi qua nơi này những buổi chiều về.  Cực chẳng đã, vì có việc nên buộc lòng phải nhắm mắt mà đi. Nhiều thứ khiến cho người ta phải cảnh giác và bất an, bởi lẽ đây chính là nơi ẩn náu của ma túy, xì ke, cướp giật, trộm cắp. Hầu như tất cả những gì của tệ nạn xã hội đều tập trung nơi đây với cái tên gọi  "sở thùng".

Đây là một vùng đất với diện tích hàng chục hécta, đất lầy lội nhưng thưa người. Những ai tồn tại  nơi đây cũng nằm vào " thứ dữ " vì chung quanh chỉ là khu nghĩa địa và là nơi chứa rác, đổ hầm cầu. Bắt đầu từ chợ cây Thị đổ dài tới cầu sắt và kéo xa hơn nữa từ đường Phan Văn Trị đến nhánh chia ra sông Vàm Thuật những hầm cầu được gom bằng thùng đem đến đây đổ, nên cái cái tên Sở Thùng (ST) cũng thành danh từ đó.

Cô Trần Thị Năm (65 tuổi) từ Huế vào đây lập nghiệp từ năm 1975 sống tại khu vực này cho biết: "Trước đây, ở ST đừng hỏi đến an ninh, trật tự bởi nó là một cái gì đó thật xa lạ không ai biết ở cái chỗ như thế này. Trộm cướp, ma túy, mại dâm là chuyện bình thường, còn đánh nhau thì như người ta đi chợ hằng ngày mà thôi . Thật sự cũng không có gì lạ vì quanh năm họ chỉ tiếp giáp với khu quân sự, bên cạnh là đường ray xe lửa sống chung với nghĩa địa và bãi rác. Tất cả những thứ đó không thể làm cho họ, mệnh danh là những con "Hổ dữ" giữ được an ninh trật tự vì thế cuộc sống của người dân ST phức tạp vô cùng.. 

Cô Trần Thị Năm sinh sống và lập nghiệp từ năm 1975 đến nay 

Giờ đây, ST đã thay đổi đến không ngờ khi dự án đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi đã được thông xe và vinh dự  mang tên của cố Thủ  tướng Phạm Văn Đồng. Nhiều người đã vui mừng  khi biết được toàn tuyến của dự án khi hoàn thành vào năm 2014 dài 13,6km, gồm 12 làn xe. Riêng đoạn từ đường Trường Sơn ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn dài 1,53km gồm đường Bạch Đằng và Hồng Hà (Q.Tân Bình) mỗi đường ba làn xe. Toàn bộ dự án sẽ không chỉ mở thêm một tuyến đường quan trọng đến sân bay Tân Sơn Nhất mà còn giải quyết được nhu cầu đi lại của người dân cả một khu vực rộng lớn ở các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp và Thủ Đức. 

Một ngôi trường khang trang ngay khu sở thùng

Có rất nhiều mảnh đời trôi dạt đến nơi đây để kiếm sống. Sáng sớm cả 2 vợ chồng phải dậy thật sớm để nhặt nhạnh lon nước ngọt, lon bia, giấy ...nói chung là những gì có thể bán có lời. Vất vả lam lũ cả ngày nhưng gia đình chú Ba Sáng ( P.11. quận Bình Thạnh ) chỉ đủ kiếm được 2 bữa cơm nuôi không nổi cho 5 người. Mấy đứa con chú đành dang dở chuyện học nửa chừng vì không có tiền đóng học phí.

Đa số bà con nơi đây phần lớn là những người ít học, không nghề nghiệp vốn liếng nên chỉ biết đi "làm rác". Gọi là "làm rác" cho nó sang thực chất là đi phân loại rác, loại nào theo loại đó. Ai có tiền một chút thì đi mua... Đó là chuyện đã "xưa rồi" giờ nhiều người nhờ chăm chỉ làm ăn nên đã mua được đất cất nhà, lấy vợ lấy chồng. Dần dần khu phố nơi đây đã không còn đất trống khi mỗi ngày những căn nhà khang trang tiếp nối xây dựng lên. Cuộc sống khắm khá lên họ còn vận động bà con giòng họ cùng nhau về đây sinh sống.  Nhiều nhà giờ đã có thể mua xe ga, đến xe ô tô, như những hộ dì Chắt, bác Giọt, Cô Nga ông Hiền, ông Bảy..

 Phương án cơ giới hóa thu gom rác thải hiệu quả ra sao ?    

Việc chung tay góp sức cùng với chính quyền luôn nâng cấp hạ tầng cơ sở hay hỗ trợ cho những người nghèo cũng được người dân hưởng ứng tích cực.  Đời sống được nâng cao, thật vui khi thấy những con đường lầy lội bùn đất trước đây giờ đã được trải nhựa, láng xi măng..

Giờ đây, đường P.V.Đ, không riêng gì người dân ST mà tất cả những ai có đất trong khu vực đều hưởng ứng, thực hiện tốt chính sách của nhà nước. Tuân thủ theo quy định chuyển đổi xe gom rác 3 bánh sang 4 bánh. Chỉ trong một thời gian ngắn, rác thay vì sử dụng xe 3 bánh như trước đây, tại ST đã có nhiều hộ mạnh dạn bỏ vốn hàng chục tỷ đồng để đầu tư mua xe ép rác, xe tải để vận chuyển thu gom rác. Tuy nhiên, hiệu quả thế nào vẫn còn bỏ ngỏ. 

Nhiều người mạnh dạn mua xe ép rác, xe tải để vận chuyển

 Quận Bình Thạnh là một khu vực có khá nhiều hẻm nhỏ. Chính vì thế việc đồng bộ cơ giới hóa là điều không mấy khả quan. Theo dì Năm, nghe cơ giới hóa phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt ai cũng mừng, vì cứ nghĩ như thế công việc của mình sẽ khỏe hơn, dễ dàng hơn. Nhưng vào thực tế thì không phải vậy. Khu vực này nhiều hẻm nhỏ, có nơi chỉ được hai chiếc xe gắn máy nhưng cũng có nơi chỉ một lối đi như hẻm 334 Đường Chu văn An. Các con hẻm nhếch nhác, chật chội nếu không thu gom, chỉ trong một  ngày thôi thì  “hệ lụy” thấy rõ. Nếu thực hiện cơ giới hóa người làm “nghề rác” như dì Năm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều: đã tốn tiền mua xe phải thuê tài xế, khi xe hư sửa xe cũng khá nhiều tiền và phải có chỗ đậu xe, nhưng khi thu gom rác lại không vào được hẻm nhỏ.

Đó là lý do vì sao đến nay việc cơ giới hóa chưa tiến hành chuyển đổi phương tiện đúng chuẩn. Được biết, Chủ tịch quận đã từng xuống tận nơi để tìm cách giải quyết nhưng cũng đành bó tay. Hiện Sở Tài Nguyên & Môi Trường TP. HCM đã gia hạn thời gian chuyển đổi để tìm cách tháo gỡ vấn đề này.

Khó khăn khiến việc cơ giới hóa thu gom rác thải tạm dừng. 

Nắng đã lên cao, tạm biệt tôi với nụ cười rạng rỡ, dì Năm mong rằng những ngày tới đây trăn trở không chỉ riêng dì mà còn của nhiều người sẽ được tháo gỡ. Hy vọng trong thời gian sớm nhất, một giải pháp thiết thực sẽ được “trình làng” để việc cơ giới hóa phương tiện thu gom rác thải nơi đây không gặp trở ngại.                                                                                                                           

Bạn đang đọc bài viết Khu Sở Thùng - Sức sống mới với nhiều thách thức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề