Thứ bảy, 18/05/2024 11:04 (GMT+7)

Đồng Nai: Tạm ngưng tiếp nhận rác sinh hoạt của 3 huyện, thành phố

Tuấn Hải -  Thứ hai, 03/07/2023 16:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ ngày 1-7, Khu xử lý chất thải xã Quang Trung (H.Thống Nhất) sẽ tạm ngưng tiếp nhận rác thải của 3 huyện, thành phố gồm TP.Biên Hòa, H.Long Thành và H.Nhơn Trạch theo các văn bản thông báo trước đó.

Cụ thể, Công ty CP dịch vụ Sonadezi – đơn vị quản lý Khu xử lý chất thải Quang Trung cho biết, thời gian qua phải tiếp nhận rác thải của 8/11 thành phố nhưng với công suất 1,2 ngàn tấn/ngày, nhiều thời điểm đã vượt công suất tiếp nhận. Hiện tại công ty đã vận hành 13/14 ô chôn lấp hợp vệ sinh, chỉ còn 1 ô đang thi công nhưng gặp nhiều khó khăn.

tm-img-alt
Khu xử lý chất thải xã Quang Trung (H.Thống Nhất) sẽ tạm ngưng tiếp nhận rác thải của 3 huyện, thành phố gồm TP.Biên Hòa, H.Long Thành và H.Nhơn Trạch 

Được biết từ tháng 9-2022 đến nay, công ty đã có các văn bản và báo cáo trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh xin điều chỉnh quy hoạch nhưng chưa được phê duyệt để đầu tư xây thêm ô chôn lấp mới.

Một khó khăn nữa mà doanh nghiệp gặp phải là nhiều địa phương chậm thanh toán, chi tiền tạm ứng tiền xử lý rác năm 2023.

Để đáp ứng khả năng xử lý rác thải sinh hoạt, đơn vị kiến nghị các cơ quan, ban ngành sớm hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch để đầu tư thêm ô chôn lấp mới nhằm đáp ứng việc xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn được hiệu quả.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Tạm ngưng tiếp nhận rác sinh hoạt của 3 huyện, thành phố. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến đổi khí hậu: Caribe trong cơn khát
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, các đảo quốc ở vùng Caribe đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước do lượng mưa thay đổi, hạn hán, đô thị hóa nhanh chóng, du lịch sử dụng quá nhiều nước và quản lý cơ sở hạ tầng nước yếu kém.

Tin mới

Biến đổi khí hậu: Caribe trong cơn khát
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, các đảo quốc ở vùng Caribe đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước do lượng mưa thay đổi, hạn hán, đô thị hóa nhanh chóng, du lịch sử dụng quá nhiều nước và quản lý cơ sở hạ tầng nước yếu kém.