Thứ năm, 16/05/2024 17:12 (GMT+7)

Gia Lai: Quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản còn thấp

Nguyễn Giác -  Thứ bảy, 23/09/2023 11:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đó là đánh giá của Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai sau chuyến khảo sát thực tế việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn.

Giai đoạn 2017-2022, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp các khu vực mỏ gửi đơn vị tư vấn lập quy hoạch xây dựng phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh để tích hợp vào quy hoạch tỉnh với 666 khu vực mỏ. Trong đó, có 128 khu vực mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác; đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản các mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoanh định, bổ sung mới 538 khu vực mỏ. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp các mỏ đất san lấp bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với 97 khu vực mỏ.

tm-img-alt
Hoạt động quản lý Nhà nước của các địa phương trong hoạt động khai thác mỏ còn chưa chặt chẽ.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 85 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực (Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 2 mỏ, UBND tỉnh cấp 83 mỏ). Trên cơ sở kế hoạch thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2017-2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng khoáng sản của 47 tổ chức, cá nhân, địa bàn hoạt động. Kết quả, đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 623 trường hợp với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng (trong đó, UBND tỉnh xử phạt 7 trường hợp, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường xử phạt 17 trường hợp, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công an tỉnh xử phạt 599 trường hợp) và nhiều tang vật liên quan bị tịch thu.

Trong buổi làm việc, Đoàn giám sát đã yêu cầu UBND tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan giải trình một số nội dung về việc thanh tra trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản của người đứng đầu sở ngành liên quan và các địa phương; việc phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ khai thác khoáng sản; công tác phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, khoáng sản tại khu vực giáp ranh, công tác thanh-kiểm tra và xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép; việc đánh giá chất lượng khoáng sản và xác định sản lượng khoáng sản khai thác, việc truy thu nợ thuế, việc hoàn thổ sau khi đóng cửa mỏ; các tồn tại trong lắp đặt trạm cân, camera giám sát, việc xử lý vướng mắc liên quan đến thủ tục thuê đất…

Ghi nhận các thông tin và báo cáo của cơ quan liên quan, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đánh giá công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt được một số kết quả nhất định. Đặc biệt là việc chấp hành các quy định trong giấy phép, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản; chủ động ký kết quy chế phối hợp với một số địa phương lân cận trong quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản…

tm-img-alt
Đoàn giám sát kiểm tra việc cải tạo môi trường sau khai thác.

Bên cạnh đó, qua nắm bắt thực tế, sự chuyển biến trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản chưa nhiều; vẫn còn một số tồn tại như: nhiều khu vực mỏ không thực hiện cắm mốc thực địa, không có phương án bảo vệ môi trường, bảo hộ khu vực khai thác; không chấp hành nghiêm trong lắp đặt trạm cân, camera giám sát, hoàn thổ sau đóng cửa mỏ. Bên cạnh đó, công tác quản lý nổ mìn theo quy chuẩn thiếu chặt chẽ; không có giải pháp cụ thể trong kiểm tra sản lượng khoáng sản khai thác; vẫn còn khai thác trái phép khoáng sản nhỏ lẻ…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chỉ ra nguyên nhân của các tồn tại trên là do có sự chồng chéo, bất cập liên quan đến một số quy định của pháp luật về khoáng sản và các văn bản liên quan. Việc thanh, kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép chưa nghiêm, chưa dứt điểm; quyền lợi của các địa phương có khu vực mỏ được cấp phép không cao dẫn đến còn lơ là trong công tác quản lý…

tm-img-alt
Nhiều đơn vị khai thác khoáng sản chưa chấp hành các quy định trong hoạt động tại mỏ gây thất thoát tài nguyên.

Đồng thời đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Đôn đốc các doanh nghiệp tuân thủ các quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; quan tâm thực hiện công tác phân cấp nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để đảm bảo quyền lợi cũng như tạo điều kiện cho các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn.

Ngoài ra, cần tiếp tục rà soát, triển khai tốt các nhiệm vụ quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn...

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản còn thấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mát ngọt cho đời
Với chiều cao hơn 40m ấn tượng, tháp cắt áp hiện lên sừng sững giữa trời mây, lặng lẽ làm công việc giữ cho áp lực nước luôn được ổn định...
Vũ điệu của nước
Trong ảnh là tốp 20 cuộc thi Duyên dáng áo dài Việt Nam năm 2016 đang diễu hành trên phố đi bộ Nguyễn Huệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ