Thứ sáu, 03/05/2024 13:24 (GMT+7)

Hà Nội: Ca mắc tay chân miệng tăng, nguy cơ lây lan trong trường học

Bảo My -  Thứ tư, 29/03/2023 17:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 185 ca mắc tay chân miệng; so với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc tăng 183 ca.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 34 trường hợp mắc tay chân miệng, số ca mắc bằng với số ca của tuần trước đó.

Như vậy, tính từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 185 ca mắc tay chân miệng; so với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc tăng 183 ca.

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội nhận định, phần lớn ca bệnh tay chân miêng mới ghi nhận là các ca tản phát, ghi nhận rải rác tại các quận, huyện. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc tay chân miệng vẫn có thể tiếp tục gia tăng.

Theo đó, bệnh tay chân miệng có nhiều nguy cơ lây lan nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. Vì vậy người dân cần tích cực thực hiện các biện pháp để tránh dịch bùng phát mạnh.

Theo các bác sĩ, tay chân miệng là bệnh dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra; bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng.

Đặc biệt, bệnh tay chân miệng có thể gây các biến chứng nặng ở trẻ như: Viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, suy hô hấp và khả năng tử vong rất cao. Do đó, điều quan trọng nhất là phụ huynh cần cảnh giác cao, theo dõi biểu hiện lâm sàng để kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế điều trị.

Theo đó, trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt nhẹ hoặc sốt cao; tổn thương ở da như: Dát đỏ, mụn nước ở họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nên nếu cha mẹ không chú ý sẽ rất khó phát hiện.

Đặc biệt, có 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng cha mẹ cần chú ý như: Trẻ sốt cao không đáp ứng với điều trị (sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt); trẻ hay giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh, cha mẹ cần hết sức chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không. Đặc biệt, dấu hiệu trẻ quấy khóc dai dẳng kéo dài, trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ, đó có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm./.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Ca mắc tay chân miệng tăng, nguy cơ lây lan trong trường học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bắc Giang: Những bãi rác tự phát gây ô nhiễm
Phong trào dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được các địa phương quan tâm triển khai tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn những bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường.
Bài thơ: Yên bình
Em hãy sống một đời bình yên nhé///Nhìn mọi điều như đứa trẻ giản đơn///Như bản chất vốn sinh ra là thế///Bận lòng gì vài ba chuyện thiệt hơn.