Thứ tư, 01/05/2024 13:05 (GMT+7)

Hà Nội: Rà soát, đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm môi trường đối với làng nghề

MTĐT -  Thứ hai, 14/03/2022 10:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề TP Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, hiện nay Hà Nội có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm 56% số làng ở khu vực nông thôn.

tm-img-alt
Theo số liệu báo cáo, hiện nay, Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với đa dạng các ngành nghề. Ảnh minh họa

Làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở làng nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa kinh tế nông thôn đồng thời góp phần vào công cuộc bảo tồn các giá trị truyền thống.

Theo Sở TN&MT Hà Nội, trong những năm qua, sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành nghề cùng với sự năng động sáng tạo của người dân nên nghề và làng nghề được khôi phục, củng cố và ngày càng phát triển. Nhiều nghề, làng nghề được khôi phục và phát triển nhanh, bền vững, như nghề thêu, ren, dệt lụa, gốm sứ, sơn mài, khảm trai, mây tre đan... và các ngành nghề khác như: Bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, nuôi trồng sinh vật cảnh, dệt may... đáp ứng nhu cầu thị trường.

Sự chuyển biến tích cực đó góp phần nâng cao đời sống của người lao động, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, thu hẹp sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đồng thời, củng cố, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Hiện nay, các làng nghề Hà Nội định hình và phát triển theo 5 xu thế cơ bản: Phát triển thành các cụm công nghiệp làng nghề; Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; Phát triển, bảo tồn và khôi phục các làng nghề truyền thống phục vụ nhu cầu trong nước; Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống hướng tới thị trường quốc tế và Phát triển làng nghề mới gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, Sở TN&MT đang tiến hành thực hiện đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm chu kỳ lần 2 tại các làng nghề đã tiến hành giai đoạn 2017 - 2020, tập trung vào các làng nghề được công nhận, các làng nghề chưa có phương án bảo vệ môi trường được duyệt, các làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của UBND TP. Dự kiến kết quả thực hiện trong làm cơ sở để công bố danh mục làng nghề bị ô nhiễm cần xử lý (giai đoạn 2020 - 2030) theo yêu cầu tại Đề án bảo vệ môi trường làng nghề đã duyệt.

Bên cạnh đó, kết quả cũng làm cơ sở kiến nghị, đề xuất giải pháp và phương án triển khai các dự án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, trình UBND Thành phố phê duyệt. Đồng thời kiến nghị về triển khai một số dự án về xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau 2 lần đánh giá, phân loại ô nhiễm.

Sở TN&MT cũng nghiên cứu, đề xuất UBND TP về việc ban hành quy định đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm tại làng nghề để thực hiện theo phân cấp trên địa bàn thành phố, bảo đảm triển khai nhiệm vụ đã được duyệt tại Đề án bảo vệ môi trường làng nghề, tránh trùng lặp giữa các cấp, gây lãng phí ngân sách.

Minh Tuấn (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Rà soát, đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm môi trường đối với làng nghề. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Thời tiết ngày 1/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông
Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu kết hợp với hội tụ gió trên mực 1.500 m nên ngày và đêm 1/5, ở Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Tin mới