Thứ bảy, 27/04/2024 12:22 (GMT+7)

Kinh tế môi trường: Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam

MTĐT -  Thứ năm, 25/03/2021 10:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tọa đàm “Kinh tế môi trường – Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam” do Tổng cục Biển và Hải Đảo VN (Bộ TN&MT) và TW Hội Kinh tế Môi trường VN, Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp tổ chức.

Ngày 24/3 vừa qua đã diễn ra Tọa đàm “Kinh tế môi trường – Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam” do Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) và TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp tổ chức.

Tọa đàm có sự tham dự của nhiều nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết: Mặc dù là quốc gia nhỏ nhưng Việt Nam có tỉ lệ xả rác thải nhựa ra đại dương đứng thứ 4 thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Điều này đã tác động không nhỏ cho ngành vận tải biển, kinh tế biển, thủy hải sản;....

Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng và Chính phủ đề ra trong việc phát triển kinh tế gắn bó với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nhiệm kỳ đại hội XII (giai đoạn 2016-2020).

Xác định mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với việc bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu quan trọng đặt ngang bằng như an ninh, quốc phòng, kinh tế xã hội, phát triển kinh tế tri thức.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam

Phát biểu tại buổi toạ đàm, TS. Tạ Đình Thi - Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam cho biết, trong bối cảnh Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Đại hội được quán triệt, theo đó tư tưởng phát triển bền vững, phát triển kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ bảo đảm sự hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng – an ninh và đối ngoại quốc tế, thực hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành 1 nước hùng cường.

TS Tạ Đình Thi (bên phải) phát biểu tại Tọa đàm.

Đề cập nội dung về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, TS Tạ Đình Thi cho rằng, Việt Nam có tài sản lớn là biển và truyền thống dựng nước, giữ nước đều từ biển. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, đường lối, cụ thể hóa và thể chế hóa về các nội dung đó.

Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 4 khóa X, Nghị quyết 09 về chiến lược biển Việt Nam năm 2020, Trung ương khóa XII tại kỳ họp 8 thông qua Nghị quyết 36 về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Đây là các chủ trường chính sách lớn về biển của Việt Nam. Và cũng có thể coi là tuyên ngôn chính trị về biển, khẳng định tư tưởng đường lối của chúng ta liên quan đến sự phát triển về biển đảo", TS Tạ Đình Thi chia sẻ.

TS. Tạ Đình Thi đặt mục tiêu đến năm 2030, chúng ta đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển ngày càng cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước; đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước; đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 - 70% GDP cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của người dân sống trên các đảo…

Tư duy trọng điểm phát triển bền vững. Đề ra các thuật ngữ tư duy biển xanh qua bàn bạc thống nhất tư duy phát triển bền vững biển xanh. 3 trụ cột quan trọng của quốc phòng an ninh, đối ngoại hợp tác quốc tế, du lịch và dịch vụ biển là những ngành ưu tiên đầu tiên, một trong nghành kinh tế không khói, hàng hải. Ngành thủy sản ưu tiên giảm đánh bắt gần bờ, tập trung nuôi biển, đánh bắt xa bờ.

Cùng phát biểu tại buổi tọa đàm, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Ủy viên Ban Thường vụ TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam – nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có những chia sẻ khái quát về vấn đề kinh tế môi trường.

"Đầu tiên, cần nắm rõ hệ kinh tế, hệ môi trường. Kinh tế Môi trường là một môn học mới. Tôi là người đầu tiên soạn giáo trình môn Kinh tế Môi trường. Hiện nay nhiều trường đã sử dụng giáo trình này. Mục tiêu nắm rõ quan hệ giữa hệ kinh tế và hệ môi trường. Trong đó hệ môi trường cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế và nó chứa đồng hóa cho nền kinh tế. Nhưng vấn đề tài nguyên là vô hạn hay hữu hạn? Và làm sao để cung cấp tài nguyên cho phát triển kinh tế, làm thế nào để vừa phát triển vừa giữ lại cho thế hệ sau?", GS.TS Hoàng Xuân Cơ nêu vấn đề.

Cũng theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, đối với việc sử dụng tài nguyên, chúng ta cần có phương án cụ thể. Đối với tài nguyên tái tạo phải có phương án tận dụng, tài nguyên không tái tạo phải nghiên cứu nguồn tài nguyên thay thế, để duy trì phát triển bền vững. Trong kinh tế môi trường luôn có sự bổ trợ, về kinh tế luôn sử dụng những công cụ như: thuế, phí, trợ giá… sau đó áp dụng sang môi trường, để quản lý.

Định lượng môi trường, kinh tế môi trường tạo ra các biện pháp tạo ra lợi ích về môi trường, tính ra được những con số chi tiết về môi trường thực tế, để có những phương án điều chỉnh cho phù hợp. Từ đó đánh giá được sự hiệu quả của kinh tế môi trường. Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, một số chuyên gia khác cũng có phần trình bày về chủ trương, chương trình phát triển bền từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với chiến lược phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; kinh tế thương mại và vấn đề bảo vệ môi trường...

TS Nguyễn Văn Phương, Trưởng bộ môn Luật Môi trường, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, kinh tế và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tại các quốc gia phát triển, kinh tế thường đồng hành với việc bảo vệ môi trường. Đây được gọi là nền kinh tế xanh.

Trong khi đó, tại Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế lại không đi đôi với bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện qua chất lượng không khí, chất lượng nước luôn trong tình trạng báo động. Có thể tạm gọi, nền kinh tế Việt Nam chưa “xanh” như tiêu chuẩn của thế giới.

Hiện tại, Việt Nam có nhiều bộ luật điều chỉnh mối quan hệ giữa kinh tế xã hội và môi trường, thể hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và giải quyết môi trường.

Trong đó, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo; Luật Lâm nghiệp 2017; Luật Thủy sản 2017; Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn đó là quá trình thực hiện, cơ chế tổ chức thực hiện những quy định trong các quy định pháp luật, văn bản dưới luật.

Theo ông Phương, nền kinh tế xanh có rất nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên tất cả đều hướng đến một nền kinh tế không rác thải. Để hướng đến một nền kinh tế xanh các nước thường qua một bước trung gian là kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn hướng đến việc sử dụng nguyên liệu càng ít càng tốt.

Về pháp lý, Luật Bảo vệ môi trường 1993 đã nhắc đến nhưng mãi đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới đưa vào tại điều 142.

Tại Việt Nam sắp tới, luật mới có hiệu lực theo khoản 1, điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ở Đức, khoảng 1996 – 2000 vấn đề này đã được vào luật, và rất cụ thể. Giữa 2 nền kinh tế Việt Nam ở Đức rất khác nhau.

“Trong tương lai, khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 được đưa vào thì 5 – 10 năm tới sẽ tạo ra hình hài về nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, ông Phương nói./.

PV (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế môi trường: Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề