Thứ sáu, 26/04/2024 16:09 (GMT+7)

Các doanh nghiệp tại CCN Thuận An khắc phục ô nhiễm chưa triệt để

Trần Quỳnh -  Thứ sáu, 27/03/2020 16:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cụm Công nghiệp Thuận An được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2012 với diện tích được quy hoạch là 52,2 ha.

Việc khắc phục ô nhiễm của các doanh nghiệp chế biến đá là chưa triệt để, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường, đặc biệt là mùa mưa, gây bức xúc dư luận nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Cty TNHH SXTM đá bazan Đắk Mil đã từng bị xử phạt về hành vi xả nước thải bột đá gây ô nhiễm

Cụm Công nghiệp Thuận An được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2012 với diện tích được quy hoạch là 52,2 ha. Hiện nay, có 18 nhà đầu tư trong đó có 12 nhà đầu tư đang hoạt động, 4 nhà đầu tư hoạt động không thường xuyên, 2 nhà đầu tư đang chuẩn bị triển khai xây dựng với tổng diện cho thuê lại đất là 16,19 ha.  Trong đó có 4/5 nhà máy chế biến đá ốp lát còn hoạt động, gồm: Cty TNHH KT&CB đá bazan Thiên Phú, Cty TNHH SXTM đá bazan Đắk Mil, Cty TNHH xây dựng Nam Thắng, Cty TNHH TM K.V Đơn Dương đối với Công ty TNHH Tân Thịnh Phát DDN đã ngừng hoạt động từ năm 2019.

Theo Báo cáo số 25 ngày 9/3/2020 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Mil về kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường tại Cụm Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp Thuận An, trong thời gian qua tình hình hoạt động của 4 doanh nghiệp chế biến đá trong Cụm Công nghiệp Thuận An thì việc xử lý nước thải, chất thải của các nhà máy này hiện này do doanh nghiệp tự bỏ kinh phí đầu tư xây dựng bể chứa nước thải để tránh tình trạng nước thải ngấm xuống đất và ảnh hưởng ra môi trường xung quanh.

Trung tâm Phát triển Cụm Công nghiệp Thuận An chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp liên quan đến chế biến đá

Tuy nhiên, việc khắc phục ô nhiễm của các doanh nghiệp chế biến đá là chưa triệt để, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các sự môi trường,, đặc biệt là mùa mưa, gây bức xúc dư luận nhân dân và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan quản lý trực tiếp tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Thuận An. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản lý tại cụm công nghiệp Thuận An còn nhiều bất cập. Trung tâm Phát triển Cụm Công nghiệp Thuận An chưa thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, xử lý các trường hợp vi phạm và chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp liên quan đến chế biến đá. Chủ yếu các trường hợp vi phạm bị xử lý trong thời gian qua là do các cơ quan quản lý nhà nước của huyện (Phòng TNMT, Công an huyện ) và các cơ quan của tỉnh Đắk Nông.

Việc Trung tâm Phát triển Cụm Công nghiệp Thuận An cho các doanh nghiệp chế biến đá thuê đất trong Cụm công nghiệp chưa tính đến vấn đề ô nhiễm môi trường có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sản suất, đặc biệt vị trí các doanh nghiệp thuê đất để chế biến đá nằm ở vị trí đầu nguồn nước, gần khu dân cư dễ phát sinh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bạn đang đọc bài viết Các doanh nghiệp tại CCN Thuận An khắc phục ô nhiễm chưa triệt để. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới