Thứ sáu, 26/04/2024 12:49 (GMT+7)

Giá vàng hôm nay 19/6: Vẫn giậm chân tại chỗ, chờ USD

MTĐT -  Thứ ba, 19/06/2018 06:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá vàng hôm nay 19/6, giá vàng hôm nay tiếp tục nằm im dưới đáy phiên thứ 3 liên tiếp và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Giá vàng hôm nay 19/6, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1,278 - gần như không thay đổi so 2 phiên giao dịch gần nhất. 

Theo giới phân tích, giá vàng chìm dưới đáy trong suốt những ngày qua là do kinh tế Mỹ đang tốt và ổn định hơn nhiều so với thời gian trước.

Dẫn nguồn tin Doji, tờ Đời sống & pháp lý đưa tin, Chủ tịch Fed Jerome Powel cho rằng, nền kinh tế Mỹ đang hoạt động rất tốt. Fed cũng dự báo sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay nhiều hơn so với kỳ vọng của thị trường. Fed đã tăng dự báo tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục xu hướng giảm thấp hơn nữa trong năm nay.

Trước đó, Fed đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và phát tín hiệu sẽ có thêm 2 lần tăng tiếp theo trong năm nay cũng như các lần nâng lãi suất vào năm 2019.

Sức mạnh của đồng USD hiện tại đang trở thành vấn đề lớn đối với thị trường vàng. Đồng bạc xanh nhận được sự hỗ trợ rất tích cực sau cuộc họp của Fed.

Một trong những yếu tố tác động lên giá vàng lúc này chính là tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Hiện các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi sát sao tình hình căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và nếu Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, giá vàng có thể “thử nghiệm” ở mức 1.309 - 1.310USD/ounce.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Geng Shuang cho biết, Trung Quốc cam kết đáp trả “ngay lập tức” đối với hàng hóa Mỹ.

Ông Geng Shuang nêu rõ, nếu Mỹ thông qua các biện pháp bảo hộ thương mại đơn phương và gây thiệt hại cho các lợi ích của Trung Quốc thì Bắc Kinh sẽ phản ứng ngay lập tức và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích hợp pháp của nước này.

Tuy nhiên, giới chuyên môn cũng kỳ vọng giá vàng có thể tăng trong tuần này. Một trong những chất xúc tác có thể là do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và các nước lớn tiếp tục căng thẳng, đặc biệt là với Canada.

Mới đây, một kết quả nghiên cứu tại Canada cho thấy, 52% người dân nước này được hỏi nói rằng họ ủng hộ Thủ tướng Trudeau để “đáp trả mạnh mẽ” đối với chỉ trích của Tổng thống Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước phát triển nhất thế giới (G7).

Trước đó, Canada đã chỉ trích Mỹ mạnh mẽ vì hành động đơn phương áp thuế nhập khẩu nhôm thép với các nước EU, Canada và Mexico. Canada đã trả đũa bằng cách dựng hàng rào thuế quan tương tự với Mỹ. Tổng thống Mỹ sau đó cho rằng Canada “đâm sau lưng”, gây tổn hại cho toàn bộ G7.

Giá vàng trong nước, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng SJC tại khu vực TP. HCM được niếm yết ở mức từ 36,74 - 36,92 triệu đồng/lượng (ở hai chiều mua vào và bán ra), giảm 10.000 đồng so với phiên giao dịch hôm qua.

Trong khi đó, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng ở mức: 36,77 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,87 triệu đồng/lượng (bán ra) tại thị trường Hà Nội. Doji cũng áp dụng mức giá tương tự trên thị trường TP. HCM.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Giá vàng hôm nay 19/6: Vẫn giậm chân tại chỗ, chờ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.